Cần lưu ý việc ăn uống của 4 nhóm đối tượng sau vì có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm cùng với biến chứng nặng hơn.
- Cậu bé 4 tuổi ngộ độc sau khi ăn bầu xào: 3 loại quả càng đắng càng độc nhưng nhiều người vẫn chủ quan ăn
- Hiện đang có dịch tay chân miệng, hãy nắm rõ 6 lưu ý của Bộ Y tế để phòng tránh và nhận biết bệnh kịp thời
Ai trong chúng ta cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm, nhưng các nhóm đối tượng sau đây cần chú ý kỹ việc ăn uống vì sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao và triệu chứng nặng hơn nếu mắc bệnh. Đối với những người này, do nhiều nguyên nhân khác nhau, khả năng chống chọi với vi khuẩn và bệnh tật của họ không hoạt động thực sự tốt để giúp bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh.
Cùng tìm hiểu xem ai có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm ngay sau đây!
1. Người già từ 65 tuổi trở lên
Người già có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm bởi vì khi tuổi càng cao, hệ miễn dịch và chức năng cơ quan suy giảm dẫn đến không nhận biết và loại bỏ được vi khuẩn có hại. Gần một nửa số người từ 65 tuổi trở lên phải nhập viện điều trị ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn Salmonella, Campylobacter, Listeria hay E. coli.
2. Trẻ em dưới 5 tuổi
Hệ miễn dịch của trẻ em dưới 5 tuổi vẫn đang phát triển nên đây là đối tượng có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm và các biến chứng liên quan. Cần lưu ý rằng khả năng chống nhiễm trùng ở trẻ em kém hơn so với người lớn.
Ngộ độc thực phẩm có thể đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ vì thường gây nôn ói hoặc tiêu chảy hoặc cả hai, dẫn đến mất nước. Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ phải nhập viện điều trị cao hơn gấp 3 lần nếu bị nhiễm khuẩn Salmonella. Đáng nói hơn là cứ 7 trẻ dưới 5 tuổi được chẩn đoán nhiễm khuẩn E. coli O157 sẽ có 1 trẻ bị biến chứng suy thận.
3. Người bị suy giảm hệ miễn dịch
Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu do mắc bệnh đái tháo đường, bệnh lý về gan hoặc thận, nghiện rượu và HIV/AIDS, hoặc đang điều trị bằng hoá trị và xạ trị không thể chống chọi lại với mầm bệnh một cách hiệu quả. Ví dụ, những người phải lọc máu có nguy cơ bị nhiễm khuẩn Listeria cao gấp 50 lần người bình thường.
4. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường mắc bệnh do các loại vi khuẩn gây ra nhiều hơn so với người bình thường. Ví dụ như phụ nữ mang thai có nguy cơ bị nhiễm khuẩn Listeria cao hơn gấp 10 lần so với người thường.