Mẹ đã biết cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh?

Nuôi dạy con 29/02/2020 10:26

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh là điều cơ bản mẹ cần phải biết để tránh nhiễm trùng cho trẻ.

Rốn là bộ phận quan trọng giúp truyền chất dinh dưỡng từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Khi bé chào đời, dây rốn sẽ được cắt bỏ và rụng đi trong khoảng từ 7 đến 21 ngày. Sau khi cắt bỏ, dây rốn trở thành một vết thương hở cần phải được chăm sóc một cách đặc biệt nếu không khả năng nhiễm trùng sẽ rất lớn. Để tránh nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong, mẹ hãy ghi nhớ cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh để thực hiện đúng tại nhà.

Cach ve sinh ron cho tre so sinh 1
Mẹ đã biết cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh?- Ảnh minh họa: Internet

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh khi chưa rụng

Sau khi trẻ sinh được về nhà, mẹ cần phải giữ cuống rốn thật sạch sẽ thực hiện đúng quy trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh. Trong trường hợp kẹp rốn bị hở hoặc là bị rơi ra thì cần phải vệ sinh cả khu vực xung quanh 1 lần/ngày. Khi vệ sinh, chỉ sử dụng khăn mềm và lau thật nhẹ nhàng vùng rốn.

Việc tắm rửa cho trẻ không gây hại gì đến rốn chỉ cần bạn giữ cho phần cuống rốn khô và không chạm vào nước là được. Nếu phần cuống rốn bị ướt, mẹ có thể lau bằng khăn mềm. Khi bé đi vệ sinh, phần cuống rốn có thể sẽ bị bẩn, mẹ cũng chỉ cần vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý và lau khô là được. 

Cach ve sinh ron cho tre so sinh 2
Lưu ý cả khi tắm, thay quần áo cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Trong lúc mặc quần áo cho trẻ, hãy quấn tã ở phía dưới của rốn và giữ cho cuống rốn được khô. Để cuống rốn tiếp xúc với không khí chúng sẽ mau khô hơn. Vậy nên hãy cho cuống rốn hở càng nhiều càng tốt. 

Tùy vào cơ địa của mỗi đứa trẻ mà thời gian rụng rốn là khác nhau. Vì vậy, nếu bé nhà bạn qua một thời gian khá dài mà vẫn chưa rụng rốn thì không cần quá lo lắng. Hãy cứ chờ cho rốn rụng một cách tự nhiên chứ không nên tác động. Trong trường hợp phần cuống rốn chảy máu hoặc nước vàng thì hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ. 

Cach ve sinh ron cho tre so sinh 3
Vệ sinh nhẹ nhàng giúp bé thoải mái, nhanh rụng rốn - Ảnh minh họa: Internet

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn

Sau khi cuống rốn rụng, rất có thể mẹ sẽ thấy rốn nổi mẩn đỏ, chảy máu. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường và chúng sẽ tự lành trong khoảng 2 tuần. Mẹ không cần vệ sinh rốn trẻ sơ sinh bằng gì cả, chỉ cần dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. 

Nhiều mẹ muốn lưu giữ cuống rốn đã rụng lại kỷ niệm đánh dấu một bước quan trọng trong cuộc đời của bé. Sự lựa chọn là mẹ có thể làm vòng đeo tay lấp lánh cho trẻ hoặc giữ trong một gói màu đỏ giúp may mắn. 

Cach ve sinh ron cho tre so sinh 4
Cần nắm rõ quy trình rụng rốn để biết cần phải làm gì - Ảnh minh họa: Internet

Những sai lầm trong cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc, vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh nếu không đúng sẽ khiến cho chúng dễ bị nhiễm trùng. Một số những lưu ý nên tránh là:

  • Không băng rốn quá chặt hoặc quá kín: Nhiều mẹ nghĩ rằng băng rốn lại sẽ hạn chế cho vi khuẩn trong không khí tiếp xúc với cuống rốn thì sẽ sạch sẽ. Tuy nhiên, việc băng rốn sẽ khiến phần rốn bị bí bách, vi khuẩn dễ phát sinh dẫn đến nhiễm trùng. Rốn càng tiếp xúc với không khí nhiều sẽ càng nhanh khô. 
  • Không để cho rốn rụng tự nhiên: Nhiều mẹ vì thấy thời gian rụng rốn của con lâu hơn những đứa trẻ khác nên tự ý giật núm rốn khiến trẻ bị đau, chảy máu và nhiễm trùng. Mẹ hoàn toàn không được làm hành động này. 
  • Cho bé ngâm mình trong nước: Mặc dù trẻ hoàn toàn có thể tắm trong quá trình mới sinh, nhưng không nên để rốn bị ướt như vậy nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và thời gian rụng rốn  cũng không bị kéo dài.
  • Bôi thuốc lạ lên phần rốn của con: Nhiều mẹ theo như kinh nghiệm dân gian là đắp các loại lá, đắp á phiện, bột tiêu hoặc sử dụng các loại thuốc để nhanh rụng rốn. Đây là một sai lầm. Mẹ nên để rốn khô tự nhiên, không nên bôi, đắp bất cứ loại nào để không bị nhiễm trùng. 
Cach ve sinh ron cho tre so sinh 5
Ghi nhớ những điều không nên làm để tránh nhiễm trùng cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Các triệu chứng của rốn bị nhiễm trùng

Nếu cuống rốn không được chăm sóc cẩn thận rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu thấy bé xuất hiện những triệu chứng sau đây thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

  • Trẻ bị sốt cao.
  • Cuống rốn xuất hiện mùi và chân rốn bị chảy mủ.
  • Da xung quanh vùng rốn bị mềm và đỏ.
  • Mẹ vô tình chạm nhẹ vào rốn cũng khiến cho trẻ bị đau và khóc.
  • Cuống rốn của trẻ bị chảy máu và sưng.

Cách xử lý khi trẻ bị nhiễm trùng rốn

Trong trường hợp, trẻ bị nhiễm trùng rốn với những biểu hiện như trên, mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chứ không nên tự ý chăm sóc tại nhà để khiến cho tình trạng nghiêm trọng hơn khi không xử lý đúng cách.

Còn nếu mẹ muốn tự chăm sóc, hãy lấy bông tăm và thấm cồn 35 độ và lau sạch phần lỗ rốn, cồn 3% để lau phần mủ cũng như dịch tiết ra ở rốn. Khi phần mặt ngoài của rốn đã thấy đóng vảy như vẫn có mủ tiết ra, mẹ hãy dùng bông và thấm Nitrofurazone 0,1 % xung quanh khu vực rốn một ngày từ 3 đến 4 lần để vệ sinh. 

Cach ve sinh ron cho tre so sinh 6
Khi trẻ bị nhiễm trùng, hãy xử lý đúng cách - Ảnh minh họa: Internet

Với những cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đơn giản như vậy, mẹ hãy thực hiện tại nhà chính xác để cho hiệu quả cao, hạn chế việc nhiễm trùng sau khi sinh.

Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản và an toàn tại nhà

Tắm cho trẻ sơ sinh đòi hỏi sự khéo léo vì bé còn rất nhỏ, dễ bị nhiễm trùng rốn và tai. Dưới đây là hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản và an toàn tại nhà.

TIN MỚI NHẤT