Thực phẩm có nguy cơ bị hỏng nhanh hơn nếu chúng ta bảo quản không đúng cách, vậy dưới đây là bí quyết cho bạn.
- 'Bí mật' bất ngờ khi bạn rải bia vào bậu cửa sổ: Vài phút nhìn lại không tin vào điều xảy ra
- Mách bạn 3 điều tuyệt vời khi dùng nồi cơm điện để 'tiết kiệm điện': Tránh 'ngốn' sạch tiền điện mỗi tháng
Tác hại của việc bảo quản thực phẩm không đúng cách
Không rửa thực phẩm, sắp xếp không đúng vị trí, bảo quản trong túi nilon là thói quen thường gặp, dễ khiến vi khuẩn sinh sôi, tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột.
Rau củ quả, thịt cá tươi sống chưa được rửa sạch chứa nhiều vi khuẩn có hại như e.coli gây nhiễm khuẩn đường tiểu, tiêu chảy nặng, nhiễm khuẩn máu; vi khuẩn listeria, clostridium, salmonella khiến bụng và đầu đầu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, sốt.
Sai lầm phổ biến nhất là để trứng và sữa ở cánh tủ lạnh. Đóng mở cánh tủ khiến nhiệt độ ở cánh tủ thay đổi thường xuyên, không đủ điều kiện để bảo quản hai thực phẩm này.
Để lẫn lộn thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chế biến cũng tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vi khuẩn từ thịt, cá và rau củ chưa qua chế biến dễ lây nhiễm sang đồ ăn chín.
Mọi người nên phân loại thực phẩm như thịt tươi sống, rau củ chưa chế biến, thức ăn chín vào những ngăn riêng cố định. Thịt sống, hải sản tươi, trứng nên để ở những ngăn có nhiệt độ lạnh nhất để giữ thực phẩm tươi lâu hơn. Thường xuyên kiểm tra tủ để loại bỏ thực phẩm quá hạn, tránh vi khuẩn lây nhiễm.
Hướng dẫn bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
- Với thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản): Bảo quản trong tủ lạnh: Đặt thực phẩm vào ngăn mát tủ lạnh (từ 2 - 4 độ C) nếu bạn dự định sử dụng trong vòng 3 - 5 ngày. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, hãy đặt vào ngăn đông tủ lạnh (khoảng -18 độ C) với thời gian bảo quản có thể lên đến 3 tháng, thậm chí đến 12 tháng. Tuy nhiên, càng sử dụng sớm càng tốt để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
- Cách bảo quản rau củ trong tủ lạnh: Không rửa sạch: Nếu bạn không dự định sử dụng rau củ ngay lập tức, hãy tránh rửa sạch chúng. Thay vào đó, loại bỏ những phần bị úng, héo và đảm bảo rằng rau củ không bị dính nước.
Chia và đóng gói: Chia rau củ thành các phần vừa phải, sau đó đóng gói chúng vào túi zip hoặc túi nilong có lỗ thoát khí.
Nếu không có ngăn rau quả, bạn cũng có thể đặt rau củ ở bất kì vị trí nào trong ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ từ 3 - 5 độ C. Thời gian sử dụng rau củ sau khi bảo quản như vậy là từ 2 - 7 ngày.
- Khi bảo quản trái cây, bạn cần chia thành hai nhóm: nhóm trái cây nguyên trái (còn vỏ) và nhóm trái cây đã cắt thái (đã gọt vỏ):
Với nhóm trái cây nguyên trái: Loại bỏ phần hư hỏng: Bạn có thể loại bỏ những phần cuống bị hư hoặc những quả bị úng, héo (như nho, nhãn, vải,…). Bảo quản trong tủ lạnh: Đặt trái cây vào ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ từ 3 - 5 độ C.
Với nhóm trái cây đã cắt thái: Bảo quản trong hộp: Bạn nên bảo quản trái cây đã cắt thái trong hộp đựng thực phẩm. Đặt vào ngăn mát tủ lạnh: Đặt hộp trái cây đã cắt thái vào ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ tối ưu từ 3 - 5 độ C.
- Đối với thức ăn đã nấu chín, hãy thực hiện các bước sau để bảo quản chúng trong tủ lạnh: Để nguội: Trước khi bảo quản, hãy để thức ăn đã nấu chín nguội tự nhiên trong khoảng 2 tiếng. Đóng gói và bảo quản: Sau khi thức ăn đã nguội, cho vào hộp đựng thực phẩm, đậy kín và đặt trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 - 4 độ C. Điều này giúp tránh làm tăng nhiệt độ trong tủ lạnh, gây ảnh hưởng đến các thực phẩm khác và tuổi thọ của tủ lạnh.
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Điều quan trọng trước khi vào bếp là phải rửa tay. Ngoài ra, mọi người cần đảm bảo vệ sinh xuyên suốt trong quá trình chế biến và đặc biệt chú ý làm sạch các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm như dao, thớt…
Cần tách riêng thực phẩm sống với thực phẩm đã nấu chín để tránh nguy cơ mầm bệnh lây nhiễm chéo, từ đó dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, mọi người cũng nên dùng riêng các dụng cụ như dao, thớt khi chế biến thực phẩm sống.
Cần nấu chín kỹ các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng và hải sản. Thức ăn còn dư cần phải hâm lại trước khi dùng. Việc đun nấu kỹ và đúng cách sẽ giúp tiêu diệt nhiều mầm bệnh và tăng cường giá trị dinh dưỡng cho thực phẩm.
Không dùng thực phẩm đã hết hạn sử dụng và ưu tiên thực phẩm tươi, nguyên dạng. Chỉ dùng nguồn nước sạch hoặc nước đã qua xử lý để nấu ăn. Trước khi chế biến, thực phẩm cần được sơ chế trước với nguồn nước sạch để loại bỏ phần lớn bùn đất và vi khuẩn.