Với những cách sau đây, bạn có thể tiết kiệm điện năng tốt hơn mỗi tháng.
- Làm một bước này trước khi cất sen vào tủ đông: Bí quyết giúp bạn để cả năm không hư, không thâm, không đắng
- Bỏ một ít kem đánh răng vào nước vo gạo, bất ngờ về điều kỳ diệu mà bạn thấy trong gia đình
Bí quyết giúp tiết kiệm điện khi sử dụng nồi cơm điện
Để tiết kiệm điện năng một cách hiệu quả nhất khi sử dụng nồi cơm điện, hãy áp dụng những mẹo dưới đây.
- Chọn mua nồi cơm điện có dung tích, công suất phù hợp: Để dùng nồi cơm điện tiết kiệm điện điện năng tiêu thụ và bền lâu, khi mua nồi bạn nên chọn những nồi có dung tích, công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Nồi có dung tích, công suất càng nhỏ thì điện năng tiêu thụ càng thấp.
Với gia đình có 2 đến 4 người nên dùng nồi có dung tích từ 1 – 1.5 lít. Với gia đình có 4 đến 6 người ăn thì có thể chọn nồi dung tích 1.6 – 2 lít là phù hợp. Nếu nhiều hơn 6 người thì nồi dung tích hơn 2 lít là lựa chọn tốt nhất.
- Ngâm gạo trước khi nấu: Ngâm gạo trước khi nấu với nước ấm hoặc nóng thì sẽ giúp tiết kiệm đến 30 % điện năng tiêu thụ mỗi lần nấu.
Hơn nữa, ngâm gạo trước khi nấu còn làm cho cơm nở đều, chín mềm, thơm ngon hơn. Vì thế, chỉ cần bớt chút thời gian ngâm gạo trước, bạn sẽ vừa tiết kiệm điện cho gia đình mình mà lại vừa có một nồi cơm ngon đúng chuẩn.
- Thường xuyên vệ sinh nồi: Khi nấu cơm, nhiều hơi nước và cặn bã sẽ tích tụ và bám vào các chi tiết của nồi. Khi nguồn điện dẫn đến các thiết bị này để nồi cơm điện hoạt động thì bị những chất cặn bã này cản trợ làm hao phí điện năng. Vì thế cần vệ sinh nồi thường xuyên để giúp tiết kiệm và đảm bảo nồi hoạt động tốt.
Vệ sinh bên trong thân nồi, làm sạch mâm nhiệt ở xung quanh thân và đáy nồi giúp nấu cơm tiết kiệm điện, tăng độ bền hơn.
Một số mẹo vệ sinh nồi đúng cách
Vệ sinh van thoát hơi nồi cơm điện
Van xả nồi cơm điện là nơi đầu tiên cần vệ sinh bởi đây một trong những nơi bẩn nhất và dễ tích tụ vi khuẩn nhất của nồi cơm điện. Van thoát hơi vừa là nơi hứng bọt cơm trào lên khi nấu, vừa đẩy hơi nước dư thừa trong nồi ra ngoài. Lâu ngày, chúng dễ bị cáu bẩn thành các mảng bám màu vàng.
Mỗi loại nồi cơm khác nhau sẽ có thiết kế van khác nhau nhưng hầu hết các loại nồi cơm điện trên thị trường đều có thể tháo van xả ra để vệ sinh. Sau khi tháo, bạn mang trực tiếp ra vòi nước, cọ rửa bằng nước rửa chén và hong khô trước khi lắp lại.
Vệ sinh nắp bên trong nồi cơm điện
Phần nắp trong nồi cơm này rất dễ quan sát và nhìn thấy vết bẩn, vì vậy hãy thường xuyên tháo ra rửa sạch cùng nồi cơm điện và để chúng khô ráo trước khi lắp lại vào nồi. Hãy chú ý cọ sạch bên trên và dưới nắp, vệ sinh cả phần gioăng cao su nữa. Một số loại nồi cơm điện sẽ có phần nắp trong liền vào nắp nồi, không thể tháo rời, vậy hãy dùng khăn ẩm lau sạch và lau lại bằng khăn khô là được.
Vệ sinh bên trong của vỏ nồi cơm điện
Bên trong vỏ nồi cơm điện hay cũng chính là đáy nồi - là phần khi lấy cơm, cơm thường bị rơi vào hoặc khi bọt cơm trào lên chúng cũng có thể bị lọt xuống. Nếu không được vệ sinh, lâu dần chúng tích tụ nhiều gây cáu bẩn và cháy khét.
Do phần khe này nhỏ và khá khó để vệ sinh nên bạn có thể dùng các loại khăn nhỏ, miếng bọt biển làm ẩm để lau. Nếu hạt cơm, bụi bẩn quá khó lấy, bạn có thể lấy xoong ra, úp ngược nồi cơm điện xuống và lắc nhẹ để chúng rơi ra ngoài.
Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng vệ sinh mâm nhiệt theo mẹo nhỏ dưới đây để nồi nấu cơm nhanh hơn, ngon hơn và lại tiết kiệm điện.
- Bạn chuẩn bị một chút dấm trắng, miếng bọt biển và khăn ướt. Trước tiên, đổ giấm trắng lên mặt cứng của miếng xốp rửa bát.
- Sau đó lau sạch vết bẩn và bụi bặm bám ở mâm nhiệt, chú ý lau cả phần đáy nồi. Lau xong, bạn có thể thấm giấm cho mâm nhiệt một lần nữa, để 10-15 rồi lau lại.
- Dùng khăn ướt để lau sạch bẩn trên mâm nhiệt. Nếu vẫn còn bụi bẩn, bạn có thể lặp lại các bước trên thêm vài lần nữa.
- Cuối cùng, dùng khăn giấy khô lau sạch lân nữa và ngấm hết nước giấm còn đọng lại. Mâm nhiệt sẽ sáng bóng, sạch sẽ, hoạt động tốt hơn giúp tiết kiệm điện, nấu cơm nhanh lại ngon.