Ngăn chặn bệnh không lây nhiễm cho thanh thiếu niên

Xã hội 26/09/2024 19:28

"Ngày hội Truyền thông Dự phòng bệnh không lây nhiễm" nhằm nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên Việt Nam về phòng ngừa và thúc đẩy các hành vi lành mạnh tại trường học, cộng đồng.

Ngày hội là một hoạt động chủ đạo trong giai đoạn 2 của Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên (YHP) được AstraZeneca Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Plan International Việt Nam tổ chức.

Ngăn chặn bệnh không lây nhiễm cho thanh thiếu niên - Ảnh 1

Giai đoạn 2 của Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên, triển khai từ tháng 9/2023, mục tiêu mở rộng ảnh hưởng thông qua việc tiếp cận nhiều thanh thiếu niên tại những vùng khó khăn, tăng cường giáo dục về các yếu tố nguy cơ của BKLN, thúc đẩy những người tuyên truyền trẻ tuổi chủ động quản lý sức khỏe của mình.

“Ngày hội Truyền thông Dự phòng bệnh không lây nhiễm” được tổ chức tại Trường THPT Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Điều này, khuyến khích lối sống lành mạnh và tăng cường sự hợp tác giữa nhà trường, học sinh, gia đình.

Các em học sinh được tham gia nhiều hoạt động tương tác đa dạng, giáo dục về tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa, bao gồm hoạt động thể chất và chế độ ăn uống cân bằng.

Ngăn chặn bệnh không lây nhiễm cho thanh thiếu niên - Ảnh 2

Cũng trong khuôn khổ sáng kiến này, thông qua Plan International Việt Nam, AstraZeneca tài trợ xây dựng một sân bóng rổ nhằm khuyến khích học sinh tập luyện thể thao, là một yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa BKLN.

Trước đó, giai đoạn đầu của Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên đã được triển khai từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2022 tại Hà Nội.

Kết quả của giai đoạn đầu bao gồm: Truyền thông trực tiếp về các BKLN tới 49.365 thanh thiếu niên tại các trường phổ thông, đại học và khu công nghiệp; Giúp cho hơn 3 triệu người tiếp cận gián tiếp các kiến thức về phòng ngừa BKLN; Đào tạo hơn 538 tuyên truyền viên để dẫn dắt những nỗ lực vận động sức khỏe trong cộng đồng; Tổ chức nhiều khoá tập huấn cho các tuyên truyền viên, giáo viên và cán bộ y tế, nhằm nâng cao khả năng ứng phó rủi ro từ BKLN.

Những kết quả này cho thấy vai trò quan trọng của Chương trình trong việc xây dựng nhận thức và thúc đẩy công tác truyền thông do thanh thiếu niên lãnh đạo tại các cộng đồng.

Giai đoạn 2 của Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên (2023-2025) đặt mục tiêu phát huy những thành công của giai đoạn 1 thông qua mở rộng phạm vi tiếp cận và đẩy mạnh những tác động tích cực của chương trình.

Các mục tiêu bao gồm: Tiếp cận nhiều thanh thiếu niên hơn, đặc biệt là ở các vùng còn nhiều khó khăn, để cung cấp kiến thức về phòng ngừa BKLN, trao quyền để họ có thể chủ động đưa ra những quyết định lành mạnh; Hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo để vận động thay đổi chính sách y tế nhằm tích hợp giáo dục sức khỏe cho thanh thiếu niên vào chương trình giảng dạy; Củng cố công tác truyền thông do thanh thiếu niên lãnh đạo về phòng ngừa BKLN, bao gồm đóng góp vào Chiến lược Quốc gia về Phòng chống BKLN của Việt Nam.

"Tại AstraZeneca, chúng tôi không chỉ tập trung vào phát triển các loại thuốc phát minh tiên tiến mà còn hướng đến việc xây dựng tương lai khỏe mạnh hơn.

Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên thể hiện cam kết sâu sắc của chúng tôi đối với xã hội.

Những thành công mà chúng tôi đã tạo ra ở Việt Nam, với hàng ngàn thanh thiếu niên được tiếp cận trực tiếp và được trao quyền, đã truyền cảm hứng để chúng tôi tiếp tục mở rộng tác động tích cực này.

Bằng cách đầu tư vào sức khỏe của thế hệ trẻ hôm nay, chúng tôi đang đầu tư vào sự phát triển bền vững và hạnh phúc của toàn quốc gia", ông Atul Tandon, Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam chia sẻ.

"Giai đoạn tiếp theo này chương trình sẽ tiếp cận nhiều thanh thiếu niên hơn, đặc biệt là ở nơi còn nhiều khó khăn, nhằm đảm bảo rằng mọi thanh thiếu niên đều có cơ hội sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Chúng tôi nhận thấy những sáng kiến như Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên có ảnh hưởng lớn và phù hợp với chiến lược quốc gia, đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc cho thanh thiếu niên Việt Nam.

Việc trang bị cho học sinh kiến thức và công cụ để phòng ngừa những căn bệnh này từ khi còn nhỏ là điều quan trọng, trong bối cảnh những nguy cơ về BKLN đang ngày càng lớn.

Việc tích hợp Chương trình này vào hoạt động của trường học tạo ra một môi trường thúc đẩy sức khỏe thể chất trao quyền cho học sinh trở thành những người tích cực vận động cộng đồng khỏe mạnh hơn". Ông Nguyễn Nho Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.

42/1000 phụ nữ sinh con ở tuổi vị thành niên

Tỷ suất sinh con ở vị thành niên (từ 15-19 tuổi) vẫn còn cao, trên toàn quốc là 42 trẻ sinh ra sống/1.000 phụ nữ, cao nhất ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (115) và Tây Nguyên (76), nơi tập trung đông các dân tộc thiểu số.

TIN MỚI NHẤT