Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện mới nhất năm 2023, BHYT 5 năm liên tục được hưởng như thế nào?

Tin y tế 15/02/2023 15:57

Mức lương cơ sở tăng lên, bảo hiểm y tế hộ gia đình và bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2023 có những thay đổi.

Theo Báo Sức khỏe và đời sống, các mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2023 căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế.

Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;

- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện mới nhất năm 2023, BHYT 5 năm liên tục được hưởng như thế nào? - Ảnh 1
BHYT theo lương cơ sở. Ảnh: Internet

b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;

c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;

d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;

đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;

e) Mức đóng BHYT của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Khi cá nhân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thì được xem là tham gia theo đối tượng hộ gia đình theo Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Lúc này mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện được áp dụng theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Một điểm lưu ý là việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Cùng với đó, mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình được tính dựa vào hệ số và mức lương cơ sở. Do năm 2023, lương cơ sở sẽ tăng từ 1,490 triệu đồng/tháng (căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP) lên 1,8 triệu đồng/tháng (căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15) nên việc tính mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2023 sẽ có sự thay đổi như sau:

Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện mới nhất năm 2023, BHYT 5 năm liên tục được hưởng như thế nào? - Ảnh 2

Chi tiết các mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2023. Ảnh: Sức khỏe và đời sống

Cũng theo Báo Người Lao Động, theo điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì mức hưởng BHYT với người tham gia BHYT 05 năm liên tục như sau:

100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

Chế độ thanh toán chi phí khám chữa bệnh với BHYT 5 năm liên tục theo khoản 3 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở theo quy định tại mục 1:

- Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả tại một lần hoặc nhiều lần khám bệnh, chữa bệnh tại cùng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thu số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở của người bệnh.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cung cấp hóa đơn thu đối với số tiền cùng chi trả đủ 6 tháng lương cơ sở để người bệnh có căn cứ đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó;

Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện mới nhất năm 2023, BHYT 5 năm liên tục được hưởng như thế nào? - Ảnh 3
Quy định về việc hưởng BHYT 5 năm liên tục. Ảnh: Internet

- Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả lũy kế trong năm tài chính tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau hoặc tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì:

Người bệnh mang chứng từ đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế để thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở và nhận giấy xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó;

- Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả vượt quá 06 tháng lương cơ sở được tính từ ngày 1-1, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi của người bệnh kể từ thời điểm người bệnh tham gia đủ 05 năm liên tục đến hết ngày 31-12 của năm đó.

 

 

Lai Châu: Rùng mình nữ công nhân bị quấn toàn bộ tóc vào máy khiến da đầu đứt rời, tổn thương tai và mí mắt trên nghiêm trọng

Gần 10h liền, các bác sĩ đã phẫu thuật thành công cho nữ công nhân bị lột toàn bộ da đầu. Đây được xem là trường hợp tai nạn rộng và phức tạp nhất từ trước tới nay.

TIN MỚI NHẤT