Bệnh viện sản ở tỉnh Quảng Ninh đã đón em bé chào đời trong niềm hạnh phúc của cha mẹ.
- Nóng: Ngày 7/5, có 1.952 ca mắc COVID-19 mới
- WHO: COVID-19 sẽ không bao giờ bị loại bỏ hoặc tiêu diệt tận gốc
Theo thông tin từ Báo VietNamNet, sau sinh, sức khỏe của cả hai mẹ con đều ổn định, bé được ghép mẹ và bú ngay. Theo đó, bé nặng 5,6kg, tương đương cân nặng em bé 2 tháng tuổi.
Năm 2020, bệnh viện từng đón bé gái chào đời nặng 6,1kg, gần bằng trọng lượng của trẻ 3 tháng tuổi, là con thứ 3 của sản phụ từng 2 lần sinh con to trước đó (4,5-5,3kg).
Kỷ lục trẻ sơ sinh nặng nhất Việt Nam trong 6 năm trở lại đây thuộc về một em bé ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, chào đời với trọng lượng 7,1kg, năm 2017.
Theo VnExpress, bé trai nặng 7,1 kg được sinh mổ tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, ngày 14/10.
Sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ, được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Tường chờ sinh. Do thai quá to, các bác sĩ quyết định mổ bắt con. Đây là bé sơ sinh nặng cân nhất cả nước, tính đến nay.
Năm 2006 một bé gái ra đời ở Đà Nẵng trọng lượng 6,5 kg. Năm 2014, một bà mẹ ở Quảng Nam nặng 102 kg sinh con 6,5 kg.
Trung bình cân nặng của một em bé khi chào đời là 3 kg.
Nghiên cứu cho thấy ba nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh có trọng lượng khác thường gồm tiền sử gia đình, người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ hoặc chế độ ăn quá nhiều dinh dưỡng. Đối với trường hợp mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, thai thường to trên bốn kg và có nguy cơ em bé gặp các vấn đề về sức khỏe cần được theo dõi.
Bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai nên chủ động khám thai định kỳ. Nếu thấy thai vượt quá trọng lượng 3,5 kg, bác sĩ cần tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người mẹ. Việc theo dõi trọng lượng thai nhi và khám đánh giá khung chậu khi thai trên 37 tuần là rất cần thiết để hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sinh nở ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.