Bác sĩ Trương Hữu Khanh: 'Chích ngừa Covid đi, lăn tăn làm gì'

Tin y tế 15/09/2021 11:40

Rất nhiều những nỗi lo “không tên” mà mọi người đang gặp phải trong tình hình dịch bệnh đã được bác sĩ Trương Hữu Khanh giải đáp.

Mới đây, trên trang cá nhân, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã có những chia sẻ hữu ích để giúp mọi người giải tỏa những nỗi lo về Covid-19. Bài đăng có tựa đề: "Stress mùa Covid. Cứ kệ mồ nó".

Nội dung từ bài chia sẻ của bác sĩ Trương Hữu Khanh trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng này nhằm giúp cho các bạn trẻ, gia đình trẻ và tất cả người dân có thể an tâm hơn. Những giải đáp của Trưởng khoa Bệnh viện Nhi đồng 1 cụ thể như sau: 

1.Tại sao người ta stress? Tại sao có người stress người không?

- Do tính người, do cách suy nghĩ, do môi trường sống, do lo xa, lo vu vơ, nói chung là do tùm lum.

Mùa Covid, càng đọc báo càng lo lung tung nên càng xì trét.

2.Chưa là F0

- Đừng suy nghĩ thêm thêm nguồn lây. Chỉ do hít thở và qua trung gian bàn tay đưa lên vùng mũi miệng thôi.

- Nếu nghe ai nói lây qua không khí, thì hãy tự nghĩ không khí bay khắp nơi tại sao bây giờ cả thế giới có hơn 200 triệu phải vài tỷ người bệnh chứ. Mấy tháng nay TPHCM ai cũng hít không khí di chuyển từ nơi này đến nơi sau không bị hết hết bị dân tp để khỏi giãn cách nữa.

  

COVID-19 4
Bài đăng của bác sĩ Trương Hữu Khanh nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía độc giả trong thời điểm dịch COVID- 19 này.

 

3. Dính chưởng thành F0

- Cũng không có gì lạ, không cần hỏi vì sao

- Đa số tự hết, SPO2, tinh thần thoải mái, dinh dưỡng dồi dào, nước nôi đầy đủ, tập luyện nhẹ nhàng. Bị gì uống nấy, hỏi thêm người đủ trình độ, đừng nghe bàn tán lung tung

- Cứ ngủ máy lạnh, hành xác làm gì. Cả nhà cùng bệnh cùng chăm sóc nhau càng vui

- Tìm hiểu khi nào cẩn đi bệnh viện. Ở nhà là một điều may mắn. Không cần lo cho con nít, trẻ bị trước hết trước, chăm sóc trẻ bệnh Covid càng thích vì nó hết nhanh tinh thần tăng lên vùn vụt

- Nếu ai bàn về cơn bảo này bảo nọ thì hãy hỏi tỷ lệ bao nhiêu, có bằng người đi ngoài đường bị chim ị lên đầu hay không.

- Xét nghiêm PCR Ct khi trồi khi tụt thì kệ kết quả, từ từ nó hết, miễn khỏe mạnh thì chấp hết.

COVID-19 3

 

4. Sau khi hết bệnh

- Bệnh trước hết trước, bệnh sau hết sau.

- Không đọc về hậu nhiễm covid. Ai nói chuyện đó hỏi lại bênh nhiễm trùng do tác nhân khác có vậy không, bệnh nào cũng vậy và đó là chuyện hiếm, hiếm như người đi ra đường quen gạc chống xe. Chỉ do cái đầu suy nghĩ mà ra. Không theo dõi Facebook của người hay bài đăng dọa thiên hạ. Hủy kết bạn, chặn tin nhắn của người hay nhắn tin “hot bậy”

- Có tái nhiễm không, thịt bò tái gân gầu nạm thì có. Ai nói có tái hỏi họ mấy câu như sau

Có nhầm mẫu xét nghiệm khi lấy lần đầu không. Do nhầm mẫu hay xét nghiệm sai xong người không phải F0 vào ở chung F0 sau đó về biến thành F0 thì gọi là tái gì. Có cấy ra vi rút không hay chỉ quẹt PCR ra cái xác con vi rút rồi phán lung tung

- Đừng vội chích ngừa, 6 tháng hãy chích. Còn muốn có thẻ xanh do các qui định thì tuỳ cơ ứng biến.

5. F0 tự lo hết bệnh mai mốt làm sao được ra giang hồ

- Từ từ ra thôi

- Xét nghiêm kháng thể là cực kỳ chính xác nhưng chờ hướng dẫn. Ai nói xét nghiệm tìm kháng thể trong máu không có giá trị chẩn đoán là không học bài hay do xì trét quên bài.

6. Chích ngừa có sao không ?

- Chích ngừa đi, lăn tăn làm gì. Chích sớm ngừa, chích mũi 2 sớm (3-4 tuần tuỳ loại) càng ngừa sớm. Chần chừ bệnh ráng chịu. Cứ tung hoành, lục lọi mà chích cho đủ 2 mũi

- Chích xong cứ cho bú , cứ có thai, cứ chích uốn ván …

- Chưa chích được cũng đừng xì trét. Trẻ, khoẻ, tự biết phòng bị thì việc gì đến sẽ đến

- Lo cho người nguy cơ chưa được chích ngừa thì đúng là xì trét, tui cũng vậy

- Chích xong thích gì xơi nấy, cà phê, Hải sản , thịt này thịt kia cứ xơi thoải mái, nhâm nhi vài ve cũng chả sao.

 

 

COVID-19 2
Bác sĩ Trương Hữu Khanh đã giải tỏa hầu hết nỗi lo trong mùa dịch của người dân.

 

COVID-19 1
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác phòng bệnh truyền nhiễm.

Trong tình cảnh dịch bệnh hiện nay, hầu như tất cả mọi người đều quan tâm đến những tin tức liên quan dến đại dịch. Với những con số báo động về số ca mắc bệnh, số ca tử vong do COVID-19 đã khiến nhiều người có tâm lý hoảng sợ và lo lắng. Tuy nhiên không nên lo lắng thái quá hoặc hoảng sợ mà cần phải chuẩn bị tâm lý và tinh thần chống lại bệnh dịch. Cần phải trang bị đủ các kiến thức về phòng chống bệnh với tâm lý vững vàng, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống diễn ra trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp.

Được yêu cầu test COVID-19, người đàn ông ở Quảng Nam dùng ghế hành hung nữ điều dưỡng rồi tiếp tục truy đánh bác sĩ

Khi xảy ra sự việc, người nhà bệnh nhân khi phát hiện sự việc đã lao vào can ngăn nhưng bất thành.