Thường xuyên mê sảng: tác hại khó lường, nhận biết ngay để tránh gặp phải cái kết xấu đến tính mạng

Sức khỏe 23/04/2023 12:15

Mê sảng không phải là tình trạng phổ biến, nhưng nếu gặp phải ở những người bệnh nặng thì có thể tăng nguy cơ tử vong. Hiểu về tình trạng này có thể giúp bạn ngăn ngừa hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của mê sảng, hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.

Mê sảng là bệnh gì?

Ngủ đủ giấc sẽ đảm bảo sự phục hồi chức năng các hoạt động của não ở trạng thái thức tỉnh. Trung bình mỗi người lớn sẽ có nhu cầu ngủ trong 6 - 7 giờ mỗi đêm với 4 - 5 chu kỳ ngủ khác nhau. Ngủ mê sảng hay nói khi ngủ là một biểu hiện của bệnh mộng du - rối loạn giấc ngủ thường gặp. Tình trạng mê sảng thường xuất hiện vào ⅓ đầu của thời gian ngủ trong đêm.

Mê sảng là một tình trạng rối loạn chức năng tâm thần ngờ và thường có thể khỏi. Bệnh này có đặc điểm là mất khả năng chú ý, mất phương hướng, không thể suy nghĩ rõ ràng và các giao động trong mức độ tỉnh táo. Khi bị mê sảng, người bệnh có thể tỉnh táo ngay khi chịu sự tác động mạnh từ bên ngoài. Sau khi đã hết mê sảng, thường thì người bệnh sẽ quay lại giường ngủ tiếp.

Mê sảng có thể chỉ kéo dài vài giờ hoặc lâu nhất là vài tuần cho tới vài tháng. Nếu sớm giải quyết nguyên nhân, thời gian phục hồi sẽ ngắn hơn. Bên cạnh đó, sự phục hồi phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tinh thần trước khi xuất hiện triệu chứng mê sảng. Chẳng hạn như người sa sút trí tuệ có nguy cơ bị giảm tổng thể về trí nhớ và kỹ năng tư duy sau một cơn mê sảng; người có sức khỏe tốt thì có khả năng phục hồi hoàn toàn.

Với người mắc bệnh nghiêm trọng, kéo dài hoặc giai đoạn cuối thì đôi khi không lấy lại được kỹ năng và khả năng tư duy vốn có, thậm chí phải đối diện với các hậu quả về sức khỏe:

  • Suy giảm sức khỏe chung
  • Phục hồi kém sau phẫu thuật
  • Phải chăm sóc lâu dài
  • Tăng nguy cơ tử vong.
Thường xuyên mê sảng: tác hại khó lường, nhận biết ngay để tránh gặp phải cái kết xấu đến tính mạng - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng của mê sảng là gì?

Các triệu chứng thường gặp của mê sảng là:

Giảm định hướng về môi trường xung quanh, điều này có thể dẫn đến

  • Khó có khả năng tập trung vào chủ đề hoặc thay đổi chủ đề
  • Tập trung vào một suy nghĩ duy nhất, không quan tâm đến những thông tin xung quanh
  • Dễ bị phân tâm bởi những thứ không quan trọng
  • Cô lập, ít tham gia các hoạt động cộng đồng.

Suy giảm nhận thức

  • Suy giảm trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ sự kiện gần
  • Mất định hướng ví dụ như không biết bạn ở đâu và bạn là ai
  • Khó nói hoặc khó nhớ từ
  • Nói lan man hoặc vô nghĩa
  • Giảm khả năng diễn đạt lời nói
  • Khó đọc hay viết
Thường xuyên mê sảng: tác hại khó lường, nhận biết ngay để tránh gặp phải cái kết xấu đến tính mạng - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Các thay đổi hành vi, tri giác

  • Ảo giác như nhìn hoặc nghe thấy những thứ không có thật…
  • Bồn chồn, kích động hoặc có hành vi gây hấn
  • Gào thét, rên rỉ hoặc tạo ra những âm thanh khác
  • Im lặng và cô lập – đặc biệt là ở người lớn tuổi
  • Chậm chạp vận động
  • Rối loạn thói quen giờ ngủ
  • Thay đổi chu kỳ giấc ngủ ngày đêm

Các rối loạn cảm xúc

  • Lo lắng, sợ hãi hoặc hoang tưởng
  • Trầm cảm
  • Khó chịu hoặc nóng nảy, tức giận
  • Hưng phấn
  • Thờ ơ
  • Tinh thần thay đổi nhanh và không thể đoán trước
  • Thay đổi về nhân cách.
Thường xuyên mê sảng: tác hại khó lường, nhận biết ngay để tránh gặp phải cái kết xấu đến tính mạng - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Cách điều trị ngủ mê sảng hiệu quả

Thăm khám bác sĩ sẽ giúp bạn biết được tình trạng mê sảng và phương hướng cụ thể để điều trị. Tùy thuộc vào mỗi người sẽ có cách điều trị khác nhau, có thể tham khảo trước một số phương pháp như dưới đây.

Chăm sóc và hỗ trợ

  • Người ngủ mê sảng trước hết cần bảo vệ đường thở của mình để tránh tình trạng thiếu oxy lên não làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Đối với những người mê sảng, tốt nhất không nên thay đổi đột ngột những thứ xung quanh, nhất là trong phòng ngủ, kể cả nệm cao su, chăn, gối mà họ sử dụng.
  • Những thành viên trong gia đình cũng như người quen cần tạo môi trường sống tốt, trao đổi, trò chuyện, tăng cường gắn kết cùng người ngủ mê sảng.

Sử dụng thuốc điều trị

  • Những cơn đau do mê sảng có thể kiểm soát bằng một số loại thuốc khác nhau. Khi bị mê sảng có thể sử dụng để làm giảm các triệu chứng này.
  • Những người có hành vi hoang tưởng, xuất hiện ảo giác cũng có thể dùng thuốc tương ứng để hạn chế các tình trạng này.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi không thể đi khám sức khỏe và hành vi có thể đe dọa tới sự an toàn của người khác.
  • Sau khi điều trị mê sảng thì phải dừng sử dụng các loại thuốc này.
Thường xuyên mê sảng: tác hại khó lường, nhận biết ngay để tránh gặp phải cái kết xấu đến tính mạng - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Có chế độ sinh hoạt phù hợp

  • Xây dựng thời gian ngủ nghỉ đúng giờ, lành mạnh
  • Tạo môi trường ngủ thông thoáng, thoải mái để tránh giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
  • Tạo không gian sống yên tĩnh, dễ chịu
  • Tập bình tĩnh và định hướng
  • Tăng cường giao tiếp với mọi người mỗi ngày bằng những chủ đề bình thường nhất
  • Khi giao tiếp cố gắng nói nhẹ nhàng, không nên tranh cãi
  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên để giữ sức khỏe tốt

5 thói quen CỰC XẤU khiến chị em có mỡ nọng mà không hề hay biết, các nàng nên chú ý để không mắc phải

Mỡ nọng cằm là hiện tượng vùng dưới cằm xuất hiện với một lượng mỡ thừa vô cùng lớn. Phần mỡ tích tụ này giống như chiếc cằm thứ 2 của mình vậy. Và cũng giống như mỡ bụng, nọng cằm làm mất đi vẻ thanh thoát.

TIN MỚI NHẤT