Nếu dạ dày bị tổn thương thì khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây sụt cân, suy giảm chất lượng cuộc sống.
- Mất ngủ hậu Covid-19: Làm gì để cải thiện giấc ngủ?
- Tiến sĩ y tế nhắc nhở: F0 dùng các vị thuốc bổ phổi đắt đỏ mà không biết những lưu ý sau đây thì cẩn thận tốn kém vô ích
Cuộc sống hiện đại khiến con người bị cuốn vào vòng xoáy bận rộn. Chính vì thế từ thói quen ăn uống lẫn thời gian nghỉ ngơi đều khó mà tuân thủ đều đặn, khiến cho dạ dày rất dễ bị tổn thương.
Dạ dày có vai trò chứa và tiêu hóa các loại thức ăn, đồ uống mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Nếu dạ dày bị tổn thương thì khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây sụt cân, suy giảm chất lượng cuộc sống.
Không những thế, dạ dày tổn thương có nguy cơ tiến triển thành ung thư, và đây cũng là loại ung thư có tỉ lệ tử vong cao nhất, gây suy giảm tuổi thọ. Do ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thường xuất hiện các triệu chứng dễ nhầm lẫn, khi người bệnh phát hiện thì đã ở giai đoạn muộn.
Các dấu hiệu thường gặp ở ung thư dạ dày giai đoạn đầu:
1. Buồn nôn và nôn
2. Đau bụng bất thường
3. Chán ăn và khó tiêu
4. Khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng và có dấu hiệu suy nhược cơ thể
5. Chướng bụng, màu phân bất thường hoặc có máu trong phân.
3 loại rau giúp dạ dày khỏe, chống được ung thư
1. Hẹ
Lá hẹ rất giàu chất dinh dưỡng, những thành phần đặc biệt trong hẹ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và tăng cảm giác thèm ăn. Lá hẹ cũng chứa nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết và ung thư dạ dày. Do đó, hẹ rất thích hợp cho những người mắc các bệnh về dạ dày.
2. Bắp cải
Hàm lượng canxi trong bắp cải cao nhất trong các loại rau. Hàm lượng canxi trong một cốc nước ép bắp cải có thể tương đương với một cốc sữa. Vì vậy người ăn bắp cải thường xuyên cũng có thể ngăn ngừa được tình trạng thiếu canxi.
Ngoài ra, lượng chất xơ thô của bắp cải còn có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ của dạ dày và ruột. Do đó, ăn bắp cải có thể tốt cho dạ dày và tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa táo bón.
3. Đậu bắp
Trong y học cổ truyền, quả đậu bắp non được sử dụng như một vị thuốc chữa viêm dạ dày. Chất nhầy trong đậu bắp được cho rằng có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành các vết viêm loét. Còn trong y học hiện đại, đậu bắp rất giàu vitamin C và chất xơ hòa tan. Đồng thời chất nhầy bên trong đậu bắp chứa một lượng lớn các chất arabinan, galactan, rhamnose, protein… giúp tăng cường tiêu hóa, chữa viêm dạ dày, loét dạ dày, sau khi ăn vào có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
3 thực phẩm dù ngon nhưng người mắc bệnh dạ dày nhất định phải tránh
1. Ớt
Thức ăn cay rất phổ biến trong cuộc sống vì chúng kích thích vị giác, giúp người ăn có cảm thấy ngon miệng hơn. Nhưng cũng như đồ chua, đồ cay gây ra cảm giác nóng và gây kích ứng đối với dạ dày. Nếu bạn ăn quá ớt sẽ khiến dạ dày bị tổn thương, xuất hiện ợ nóng, đau quặn bụng.
2. Đồ sống
Các lọai đồ ăn sống như sashimi, sushi, đồ tái... dù ngon, cung cấp nhiều vitamin và axit béo omega-3. Nhưng các món ăn chưa được nấu chín này cũng có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng, gây nôn, tiêu chảy và đau dạ dày. Ngoài ra, do nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các món đồ sống, ăn đồ tái không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu...
3. Ngô
Ngô là thực phẩm rất ngon và giàu chất xơ, vitamin, giúp nhuận tràng nhưng ngô lại cứng, không phù hợp cho người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày.