Bà cụ sống thọ 119 tuổi nhờ 2 thói quen đơn giản, không phải tập thể dục hay nghỉ ngơi

Sống khỏe 20/01/2024 05:37

Cụ bà Nhật Bản đều đặn thực hiện 2 thói quen này từ ngày trẻ để giữ cho sức khỏe và tinh thần luôn tốt.

 

Cụ bà Riko Tanaka ở thành phố Fukuoka là một trong những ngôi sao sống thọ nổi tiếng ở Nhật Bản. Cụ từng được sách kỷ lục Guinness công nhận là cụ bà cao tuổi nhất thế giới vào năm 116 tuổi. Dù đã qua đời 3 năm sau đó, thế nhưng những bí quyết sống khỏe, sống thọ của cụ bà này vẫn còn được người dân xứ Phù Tang ghi nhớ và học tập.

Cụ Riko Tanaka sinh ngày 2 tháng 1 năm 1903. Cũng vào năm này, anh em nhà Wright (Mỹ) đã thử nghiệm thành công chiếc máy bay có người lái đầu tiên trên thế giới. Theo thời gian, cụ Riko Tanaka đã sống và trải qua 5 thời đại của Nhật Bản là Meiji (Minh Trị), Taisho (Đại Chính), Showa (Chiêu Hòa), Heisei (Bình Thành) và Reiwa (Lệnh Hòa). Không những thế, bà cũng từng chiến thắng 2 căn bệnh ung thư và sống khỏe mạnh cho đến khi qua đời ở tuổi 119 vào năm 2022.

Khi được hỏi về bí quyết kéo dài tuổi thọ của mình, cụ Riko Tanaka dõng dạc nói: "Phương pháp của tôi là thường xuyên “sử dụng bộ não” của mình!"

 

Bà cụ sống thọ 119 tuổi nhờ 2 thói quen đơn giản, không phải tập thể dục hay nghỉ ngơi - Ảnh 1

Theo chia sẻ của nhân viên viện dưỡng lão nơi cụ Riko Tanaka từng ở những năm cuối đời, cụ bà 119 tuổi này thực sự là một cao thủ cờ Othello - một trò chơi có lợi cho trí óc. Theo đó, cụ Riko thường xuyên chơi thắng tất cả những người bạn trong viện dưỡng lão. Không những thế, cụ bà này còn rất giỏi làm toán.

Bản thân Riko Tanaka cũng cho biết cụ luôn coi trọng sự linh hoạt của bộ não và luôn luôn tò mò với những bộ môn cần sự tư duy. Trong những năm sống ở viện dưỡng lão, cụ Riko thường thức dậy lúc 6 giờ sáng và sau đó lao vào thế giới thú vị của toán học và các câu đố.

Chia sẻ với phóng viên, gia đình cụ Riko cũng cho biết cụ từng có một cửa hàng tạp hóa của riêng mình và muốn điều hành cửa hàng này cho đến năm 103 tuổi. Có lẽ, việc làm các phép toán đối với cụ bà 119 tuổi này không phải là gánh nặng mà là một niềm vui trong cuộc sống. 

Khác với việc để não bộ nghỉ ngơi lúc về già, việc sử dụng trí óc ở giai đoạn này sẽ giúp người cao tuổi giữ được sự minh mẫn và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer một cách hiệu quả.

Bệnh Alzheimer hay còn gọi là chứng mất trí nhớ tuổi già, là một trong những bệnh tuổi già phổ biến nhất. Do đó, việc ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng mất trí nhớ tuổi già cũng là một biện pháp giúp người cao tuổi sống lâu hơn. Muốn phòng ngừa chứng bệnh này thì người già cần phải tư duy và suy nghĩ nhiều hơn.

Việc sử dụng nhiều bộ não hơn có thể thúc đẩy lưu thông máu và độ nhạy cảm của dây thần kinh trong não. Chỉ khi bộ não khỏe mạnh, con người mới có thể sống lâu hơn. Ở độ tuổi xưa nay hiếm, cụ Riko Tanaka ít khi nghỉ ngơi mà vẫn tham gia vào các bộ môn có lợi cho trí óc. Đây cũng chính là bí quyết giúp cụ khỏe mạnh, minh mẫn và sống thọ hơn.

Bà cụ sống thọ 119 tuổi nhờ 2 thói quen đơn giản, không phải tập thể dục hay nghỉ ngơi - Ảnh 2

Bên cạnh đó, gia đình cụ Riko cho biết thái độ sống lạc quan, tích cực cũng là một trong những chìa khóa giúp cụ duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần. Theo chia sẻ của người thân, cụ Riko luôn sống vui vẻ, hòa đồng với mọi người. Chính sự lạc quan và tích cực đó cũng giúp cụ bà 119 tuổi 2 lần chiến thắng căn bệnh ung thư. Dù sức khỏe lúc về già không quá tốt thế nhưng chính thái độ sống tích cực cũng đã giúp cụ bà này sống những năm tháng lúc cuối đời một cách nhàn nhã.

Trên thực tế, lạc quan có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu một người muốn sống khỏe mạnh đến 100 tuổi thì vai trò của sự cân bằng tâm lý chiếm gần 50%. Chế độ ăn uống hợp lý chiếm khoảng 25%, các yếu tố khác chiếm 25%. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng tâm lý cân bằng, ổn định chính là phương pháp kéo dài tuổi thọ một cách hiệu quả. Giữ được sự cân bằng về tinh thần chính là đang nắm giữ chìa khóa của sức khỏe và tuổi thọ.

(Theo Torontohouse123.ca)

Viêm loét dạ dày hành tá tràng, bệnh "rình rập" trong dịp Tết

Viêm loét dạ dày hành tá tràng thường bị xem nhẹ, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

TIN MỚI NHẤT