7 loại rau 'bơm máu' lên não, ai bị rối loạn tiền đình, hay đau đầu hoa mắt chóng mặt nên ăn nhiều

Sống khỏe 28/09/2023 16:59

Ngoài việc dùng thuốc để giảm triệu chứng, người bệnh có thể ăn uống các loại rau này để cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình...

7 loại rau 'bơm máu' lên não, ai bị rối loạn tiền đình, hay đau đầu hoa mắt chóng mặt nên ăn nhiều - Ảnh 1
Người bị rối loạn tiền đình hay bị đau đầu, chóng mặt. 

Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn... Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Các loại rau tốt cho người bị tiền đình

Ngoài việc dùng thuốc để giảm triệu chứng, người bệnh có thể ăn uống các loại rau này để cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình.

Rau khoai lang

Củ khoai lang là đại diện của các loại rau ăn củ, chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và các thành phần có lợi khác. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa biết rằng lá khoai lang cũng có những lợi ích nhất định đối với cơ thể.

So với các loại rau ăn lá khác, lá khoai lang có giá trị dinh dưỡng cao hơn, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và caroten, không chỉ đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng khác nhau của cơ thể con người mà còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol. Từ đó giúp cân bằng huyết áp và đường huyết trong cơ thể, đồng thời phòng chống bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch.

7 loại rau 'bơm máu' lên não, ai bị rối loạn tiền đình, hay đau đầu hoa mắt chóng mặt nên ăn nhiều - Ảnh 2
Rau khoai lang tốt cho tiền đình.

Nấm

Nhờ chứa nhiều các loại vitamin B2, B3, B5, người bị rối loạn tiền đình thường xuyên ăn nấm có thể giúp làm giảm những cơn stress, căng thẳng và bất an. Trong khi đó chất choline trong nấm lại có tác dụng điều hòa giấc ngủ và cải thiện trí nhớ.

Ngoài ra, vitamin C, chất xơ và kali trong nấm có thể giúp giảm huyết áp, giảm nồng độ cholesterol và ngăn ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả.

Cà chua

Thành phần vitamin A và C trong cà chua có thể tăng thị lực, ngăn ngừa bệnh quáng gà, thoái hóa điểm vàng ở người rối loạn tiền đình. Không chỉ vậy, cà chua còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, giảm lượng đường trong máu và chữa tăng huyết áp.

Cải bó xôi

Thành phần magie dồi dào trong cải bó xôi có khả năng giúp hệ thần kinh và cơ bắp phát triển tốt, giảm các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt. Ngoài ra, hàm lượng lớn chất sắt, vitamin C và A trong loại rau này còn có thể giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Trong khi đó vitamin K, canxi, vitamin E và arotenoid trong cải bó xôi có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp khống chế các tế bào ác tính trong cơ thể.

7 loại rau 'bơm máu' lên não, ai bị rối loạn tiền đình, hay đau đầu hoa mắt chóng mặt nên ăn nhiều - Ảnh 3
Cải bó xôi.

Lưu ý khi ăn:

Mặc dù có nhiều tác dụng tốt, nhưng bạn không nên ăn quá nhiều cải bó xôi, bởi loại rau này chứa nhiều purines. Nếu như cơ thể hấp thụ hàm lượng purines cao sẽ sản sinh ra một chất có tên là axit uric, chất này có thể gây ra bệnh gút và sỏi thận.

Bông cải xanh

Các chất chống oxy hóa dồi dào trong bông cải xanh có thể giúp bảo vệ mắt nhờ các thành phần vitamin A, beta-caroten…Loại thực phẩm này còn có khả năng giúp cải thiện tình trạng huyết áp, vitamin K giúp vận chuyển máu khắp cơ thể, tránh được tình trạng thiếu oxy, giảm đau tim và đột quỵ.

Lưu ý khi ăn:

– Không vứt bỏ cuống bông cải xanh vì cuống là một bộ phận cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể còn hơn cả bông cải đấy.

– Không ăn bông cải xanh khi bị bệnh gút, vì loại thực phẩm này chứa hàm lượng purines khá cao nên sẽ làm bệnh gout trở nặng thêm.

Khoai tây

Hàm lượng vitamin A và C trong khoai tây có thể giúp người bị rối loạn tiền đình giảm stress, làm giãn mạch máu, giúp não bộ làm việc tốt hơn và cung cấp lượng máu đầy đủ cho cơ thể. Đồng thời, chất kukoamine trong thực phẩm này cũng giúp người bệnh giảm tình trạng huyết áp gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.

Lưu ý khi ăn:

– Không ăn khoai tây mọc mầm, vì mầm khoai tây chứa nhiều solanine và chaconine, là hai loại chất độc glycoalkaloids gây hại cho hệ thống thần kinh.

– Không ăn khoai tây ngả màu: Khoai tây dễ bị ngả màu xanh nếu như tiếp xúc với ánh sáng, khiến nồng độ solanine tăng cao.

Cần tây

Cần tây có vị thơm đặc biệt, dùng làm gỏi hay xào đều rất ngon nên được nhiều người rất ưa chuộng. Theo các nghiên cứu dinh dưỡng, cần tây có chứa một lượng lớn apigenin, có lợi cho việc ngăn ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, loại rau này rất giàu chất xơ, không chỉ có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, chống táo bón mà còn ức chế hấp thu cholesterol, thúc đẩy chuyển hóa các chất cholesterol, giúp phòng chống béo phì, tim mạch, xơ vữa động mạch.

Bên cạnh đó, cần tây cũng giàu vitamin K - "vị thần" thúc đẩy sự hình thành các cục máu đông hỗ trợ việc cầm máu nếu bị thương. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng khác trong cần tây cũng giúp máu lưu thông đến các chi và cơ quan khác. Cần tây cũng là "liệu pháp" hữu hiệu đào thải các chất độc và chất thải dư thừa.

Rối loạn tiền đình ngày càng gia tăng và trẻ hóa: Dấu hiệu cảnh báo và cách điều trị bạn cần biết

Tỷ lệ mắc chứng rối loạn tiền đình ngày càng gia tăng và trẻ hóa, ai cũng có thể mắc bệnh. Do đó cần nắm những dấu hiệu, triệu chứng của rối loạn tiền đình để phát hiện và điều trị kịp thời.

TIN MỚI NHẤT