Cụ bà 107 tuổi chia sẻ bí quyết sống lâu, hạnh phúc khi về già

Sống khỏe 28/09/2023 06:46

Cụ bà Shirley Hodes nói một cách tự hào rằng bà có những mối quan hệ bền chặt và có nhiều ngày sinh nhật nhiều hơn hầu hết mọi người.

Đất nước được mệnh danh là xứ sở cờ hoa luôn thúc đẩy mọi người ước mơ lớn, trở nên nổi bật và vươn tới những điều vĩ đại. Nhưng những điều đó có thể khiến những người có cuộc sống bình thưởng cảm thấy chán nản hay thậm chí là thất bại.

Tuy nhiên, bà Shirley Hodes - người vừa đón sinh nhật thứ 107 tại một Viện dưỡng lão tại Bắc Carolina cho rằng: “Nếu bạn muốn hạnh phúc trong cuộc sống, bạn phải nhìn nhận cuộc sống bằng những thứ khác chứ không chỉ bằng ước mơ. Bởi lẽ, không phải ai cũng thực hiện được ước mơ của họ”.

Điều này không có nghĩa là bạn phải cảm thấy bản thân thất bại hay tiêu cực. Nó mang ý nghĩa mong muốn mọi người hướng mình đến việc tìm thấy niềm vui trong những điều nhỏ bé, trong những gì bạn có thể kiếm soát và hài lòng với những gì bản thân đang có.

“Bạn phải hài lòng với con người mình và những gì bạn có thể mong đợi ở bản thân. Hãy tìm những thứ khiến bạn thỏa mãn” – Cụ bà Hodes nói.

Hodes thừa nhận việc nuôi dưỡng kiểu tư duy hạnh phúc này đòi hỏi phải nỗ lực. Nhưng nỗ lực này có thể mang lại kết quả tích cực có liên quan đến một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh hơn.

Cụ bà 107 tuổi chia sẻ bí quyết sống lâu, hạnh phúc khi về già - Ảnh 1
Cụ bà Shirley Hodes, 107 tuổi

Hãy nghĩ mình là người may mắn

Cụ bà Hodes là một người phụ nữ nhỏ nhắn, mắt kém, đôi tai không còn nghe rõ và di chuyển chậm chạp. Nhưng đôi mắt của vẫn tràn đầy sự lạc quan và nhờ có máy trợ thính, bà có thể trò chuyện với những người khác trong viện dưỡng lão. Một số người trong đó ít hơn bà đến 20 tuổi nhưng vẫn thiếu nghị lực.

Một phần suy nghĩ của bà đòi hỏi phải tập trung ít hơn vào những gì người khác có, dành tâm trí vào các khía cạnh của cuộc sống mà bà cảm thấy biết ơn. Nó giúp bà không bị cuốn vào sự ghen tị hay oán giận.

Cụ bà Hodes nói: “Bạn phải đánh giá những gì bạn có, nó đặc biệt như thế nào và bạn may mắn như thế nào”.

Những điều nhỏ nhặt khiến bà thích thú hàng ngày như nghe đọc sách, đi dạo, xem một bộ phim xưa cũ trên TV, một thìa kem sau bữa tối.

Điều quan trọng nhất đó chính là gia đình của bà. Bà trò chuyện qua điện thoại với người em gái Ruth Sweedler 103 tuổi và với người con gái thường đến thăm bà vài lần trong 1 tuần. Những bức ảnh cháu và chắt được dán kín trên tường trong phòng.

Là người con thứ bảy trong gia đình di dân lao động có 8 người con, bà Hodes không có được nhiều thứ mong muốn, trong đó là cơ hội được đi học đại học. Bắt đầu từ những năm trung học bà đã phải đi làm để trang trải cuộc sống. Khi nhắc lại về những gì đã qua, giọng nói của bà mang sự khao khát, sau đó là sự biết ơn.

Chắc chắn bà không thể trở thành một nhà báo hay giáo viên nhưng bà đã có một công việc trong một ngôi trường trong 20 năm, đủ điều kiện để nhận lương hưu. Bà không có tấm bằng cử nhân nhưng bà đã tham gia các lớp học khi đã nghỉ hưu và nhận được sự lời khen ngợi từ giáo sư của mình.

Bà Hodes, chồng và con cái của bà có đủ tiền để trang trải cho cuộc sống. Bà có những điều quan trọng, bà nói một cách tự hào rằng bà có những mối quan hệ bền chặt và có nhiều ngày sinh nhật nhiều hơn hầu hết mọi người.

“Tôi không mong đợi cuộc sống tuyệt vời này kéo dài lâu hơn nữa. Hiện tôi đang ở điểm cuối của cuộc đời. Những gì đến, nó sẽ đến, điều quan trọng là cách ta tận hưởng và trân trọng nó”.

Cụ bà 107 tuổi chia sẻ bí quyết sống lâu, hạnh phúc khi về già - Ảnh 2

Điều chỉnh lại những suy nghĩ tiêu cực và tập trung vào điều tích cực

Cụ bà Hodes nói: “Một số người chỉ tập trung vào những gì không theo ý họ. Sống như vậy thật tệ. Bạn phải tập trung vào điều tích cực”.

Khi bà nhận ra mình đang đi vào con đường tinh thần không hiệu quả, bà sẽ định tuyến lại suy nghĩ của mình, giống như một chiếc GPS bên trong. Bà nhắc nhở bản thân rằng mọi người đều có những điều không suôn sẻ và điều quan trọng là sự kiên cường - có khả năng điều chỉnh suy nghĩ và ước mơ của mình.

Các nhân vật nổi tiếng như Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu tu sĩ Jay Shaetty đưa ra lời khuyên để giữ tinh thần lạc quan bằng cách tự đáp trả lại sự bất mãn, ghen tị trong chính bản thân. Với Jay Shetty, để trở nên tích cực cần phải chống lại được những thôi thúc của so sánh, phàn nàn và chỉnh trích - điều mà ông gọi là “bệnh ung thư của tâm trí” trong cuốn sách “Nghĩ như một nhà sư” của mình vào năm 2020.

Thay vì tập trung vào sự thất vọng của mình, Obama tự nhắc nhở mình rằng tình hình luôn có thể tồi tệ hơn.

Cựu Tổng thống nói: “Tôi cố gắng duy trì một số quan điểm. Điều đó giúp tôi nuôi dưỡng lòng biết ơn đối với những gì mình có và tránh cảm giác tiêu cực về những gì mình không có”.

Cách tiếp cận này đã có hiệu quả với cụ bà Hodes trong nhiều thập kỷ.

“Hầu hết mọi người đều có những thứ để thất vọng, nhưng tôi có rất nhiều điều để biết ơn. Tôi nghĩ tôi sẽ chết đi với suy nghĩ và nhận ra mình may mắn biết bao, rằng tôi đã có được những điều tốt nhất, tuyệt vời nhất. Khi nghĩ về cuộc đời mình và những điều tuyệt vời đã xảy ra, tôi vô cùng biết ơn” – cụ bà Hodes chia sẻ.

90% dân văn phòng bẻ cổ khi đau mỏi nhưng không hay biết tác hại của hành động này

Theo các bác sĩ, việc thực hành theo thói quen bẻ cổ khi đau mỏi có thể dẫn đến nguy cơ mắc phải một loạt vấn đề sức khỏe.

TIN MỚI NHẤT