Để giảm bớt tình trạng hanh khô, nhiều gia đình đã chọn mua máy tạo độ ẩm đặt trong nhà. Tuy nhiên, để máy đem lại hiệu quả nhất và không gây ra những rủi ro đối với sức khỏe thì chúng ta cần chú ý những điều sau.
- 4 thói quen hại tinh trùng: Số 1 có thể khiến tinh trùng tổn thương "không thể sửa chữa”
- Phụ nữ thiếu âm dễ ốm yếu, già nhanh: Khuyến cáo "3 món không ăn - 3 điều nên làm" để điều hòa ngũ tạng, tăng cường sức khỏe
Mùa đông hanh khô khiến chúng ta phải đối mặt với hàng loạt vấn đề gây khó chịu như nứt môi, khô da, ngứa họng… Để giảm tình trạng, giúp không khí nhiều ẩm hơn, nhiều người đã mua máy tạo độ ẩm đặt trong phòng.
Vật dụng này tuy rất hữu ích nhưng cũng chính món đồ điện nhỏ này, nếu không sử dụng đúng cách sẽ tiềm ẩn những nguy hiểm nhất định đối với sức khỏe cơ thể. Báo Life Times (Trung Quốc) đã có phỏng vấn với một số chuyên gia và rút ra một số nguyên tắc khi lựa chọn, sử dụng máy tạo độ ẩm để máy mang lại hiệu quả tốt nhất và không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
1. Chọn máy tạo ít sương mù trắng
Khi mua máy tạo độ ẩm, hãy cố gắng chọn loại không có hoặc ít có sương mù trắng. Ngoài ra, bạn có thể đặt tay trước máy khoảng 10 giây, nếu không có giọt nước nào xuất hiện trên tay, điều đó có nghĩa là bộ phận quan nhất của máy tạo ẩm siêu âm hoạt động tốt, đạt tiêu chuẩn.
2. Không thêm bất kỳ hương liệu nào khác
Không thêm các chất diệt khuẩn, nước hoa, tinh dầu hay giấm vào máy tạo ẩm. Ngoài ra, nước máy thường có chứa clo, vì vậy không nên dùng nước máy cho trực tiếp vào máy tạo độ ẩm.
Chúng ta nên sử dụng nước sôi để nguội, nước tinh khiết hoặc nước cất ít tạp chất. Nếu điều kiện không cho phép, có thể lấy và để nước máy ra ngoài vài ngày trước khi cho vào máy tạo độ ẩm.
3. Hai tuần vệ sinh một lần
Không vệ sinh máy tạo độ ẩm thường xuyên sẽ khiến nấm mốc xuất hiện và các vi sinh vật khác sẽ xâm nhập vào môi trường sống của bạn. Người có sức đề kháng yếu sống trong môi trường đó rất dễ bị viêm phổi, viêm đường hô hấp.
Tốt nhất nên thay nước hàng ngày và vệ sinh kỹ lưỡng hai tuần một lần. Nếu máy tạo độ ẩm không được sử dụng trong thời gian dài thì trước khi dùng trở lại, nên lau rửa sạch sẽ một lần.
Chú ý khi lau rửa hạn chế sử dụng chất tẩy rửa, nên dùng nước sạch rửa lại nhiều lần, sau đó dùng khăn mềm lau sạch cặn bám xung quanh ngăn chứa nước của máy.
4. Đặt cách xa người 2m
Máy tạo độ ẩm tốt nhất không nên để quá gần cơ thể người, đặc biệt là mặt. Khoảng cách khuyến khích cách xa người là ít nhất 2m. Để đảm bảo hiệu quả tạo ẩm, máy nên được đặt trên bề mặt ổn định cách mặt đất từ 0,5 đến 1,5m.
Chúng ta nên đặt máy tạo độ ẩm ở nơi thông gió tốt, có ánh nắng vừa phải, không để gần các thiết bị gia dụng, đồ gỗ để tránh ẩm mốc.
5. Chú ý đến độ ẩm vừa phải
Nếu muốn sử dụng máy tạo độ ẩm, bạn nên lắp thêm máy đo độ ẩm trong nhà để tiện theo dõi độ ẩm. Cơ thể con người thích nghi với độ ẩm từ 40%~70% và khi độ ẩm không khí từ 45%~65%, vi khuẩn sẽ không dễ lây lan.
Khi độ ẩm vượt quá 80%, vi khuẩn, nấm mốc dễ sinh sôi. Môi trường đó khiến con người cảm thấy ngột ngạt. Hơi nước đọng lại trên khắp mọi đồ vật. Lúc này, bạn nên ngừng sử dụng máy tạo độ ẩm, mở cửa sổ để thông gió nếu không có thể gây ra các triệu chứng như dị ứng và hen suyễn.
Nếu độ ẩm thấp hơn 30%, cơ thể sẽ khó chịu vì bị khô da, ngứa mặt, khô ngứa họng, lúc này cần bật máy tạo độ ẩm để cấp thêm ẩm. Tốt nhất không bật máy liên tục, có thể tắt máy trong một khoảng thời gian sau khi bật mở sử dụng trong vòng 2 giờ.
Một số phương pháp khác giúp cấp ẩm, dưỡng ẩm cho cơ thể
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin A, B2, C, chất béo.
- Vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng nước ấm từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, giúp cung cấp nước cho da, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, lưu thông máu.
- Khi tắm không dùng nước quá nóng, chỉ nên khoảng 40 độ C, không kỳ cọ quá kỹ.
- Dùng sữa tắm, xà phòng có ít tính kiềm.
- Sử dụng kem dưỡng da sau khi tắm.
- Bôi thuốc mỡ nếu cảm thấy da quá khô và nứt nẻ.