Liều đến mấy cũng tuyệt đối không được cắt tóc vào ngày đại kị này nếu không muốn xui không ngóc đầu lên được

Mái tóc gắn liền với vẻ đẹp của người phụ nữ, thế nhưng có rất nhiều điều kiêng kị liên quan đến việc cắt tóc được dân gian chiêm nghiệm và trở thành phong tục đến ngày nay.

1. Ngày mùng 1 đầu tháng

Tóc là hiện thân của người phụ nữ và là một bộ phận trên cơ thể. Vì thế, quan niệm dân gian xưa cho rằng, không ai muốn cắt bỏ đi một bộ phận của mình vào đầu tháng, đầu năm bởi họ sợ, nếu cắt tóc sẽ tiêu tan hết tài lộc, sức khỏe của cả tháng, cả năm đó. Mặc dù không có cơ sở khoa học nào cho việc này nhưng đa số người Việt đều tin và làm theo bởi họ đều mong muốn một cuộc sống bình an.

Liều đến mấy cũng tuyệt đối không được cắt tóc vào ngày đại kị này nếu không muốn xui không ngóc đầu lên được - Ảnh 1

Đặc biệt là đối với bà bầu, người ta rất kị việc bà bầu đi cắt tóc vì quan niệm mái tóc gắn liền với sinh mệnh, người mẹ cắt tóc có thể khiến cuộc đời của đứa trẻ bị rút ngắn. Tuy nhiên, theo quan niệm khoa học, việc cắt tóc không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi thay vào đó, các mẹ hãy hạn chế tối đa việc hấp, duỗi, nhuộm tóc hoặc các hoạt động sử dụng hóa chất để thai nhi phát triển tốt hơn.

2. Cắt tóc sau khi chia tay

Cắt tóc giống như trút bỏ được nỗi lo lắng, phiền muộn của một cuộc tình không vui – đó là lý do nhiều bạn gái sau khi thất tình thường cắt phăng mái tóc dài của mình đi. Tuy nhiên, điều này là không nên bởi thông thường, khi con người đang ở trong trạng thái đau khổ, buồn bã thì không suy nghĩ được thấu đáo và thường hành động bồng bột theo tâm lý nhất thời. Do đó, nhiều cô gái sau một thời gian bình tĩnh lại thường cảm thấy hối hận vì lỡ cắt mái tóc dài nuôi dưỡng bao nhiêu năm.

Liều đến mấy cũng tuyệt đối không được cắt tóc vào ngày đại kị này nếu không muốn xui không ngóc đầu lên được - Ảnh 2

3. Cắt tóc trước khi thi

Rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên tin rằng, cắt tóc trước khi thi sẽ bị rớt hoặc điểm thấp. Thậm chí nhiều cô nàng ngây thơ còn ‘’cả tin’’ tới mức không gội đầu trước ngày thi vì sẽ làm ‘’kiến thức bị trôi mất’’ nên thà để đầu bẩn mà ‘’yên tâm’’ đi thi còn hơn.

Liều đến mấy cũng tuyệt đối không được cắt tóc vào ngày đại kị này nếu không muốn xui không ngóc đầu lên được - Ảnh 3

Quan niệm dân gian cho rằng, tóc giống như một chiếc ‘’ang-ten’’ của não bộ có vai trò thu nhận và phát kiến thức khi đi thi. Cắt tóc khiến sự tiếp thu của não bị đình trệ, dẫn đến kết quả không được như ý muốn. Tuy nhiên, chỉ nghe thôi cũng đủ thấy đây là điều hết sức hoang đường bởi tóc và kiến thức chẳng hề liên quan gì tới nhau, thay vào đó hãy chuẩn bị cho mình một kiến thức thật vững và tâm lý thoải mái thì tất nhiên sẽ đạt được kết quả như ý muốn.

4. Tháng cô hồn

Tháng cô hồn là thời điểm Diêm Vương mở cửa cho những vong hồn có cơ hội trở về dương gian thăm viếng gia đình, người thân. Vì thế, cắt tóc trong tháng này có thể khiến cơ thể bị suy yếu, ma nhập, quấy rối. Mặc dù đây chỉ là quan niệm dân gian nhưng nhiều người vẫn làm theo để có cảm giác yên tâm hơn vì họ cho rằng ‘’có thờ có thiêng, có kiêng có lành’’. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự có việc cần phải cắt tóc như điều trị, phẫu thuật,…thì có thể linh động về việc kiêng cữ này nhé!

Liều đến mấy cũng tuyệt đối không được cắt tóc vào ngày đại kị này nếu không muốn xui không ngóc đầu lên được - Ảnh 4

6 lý do tuyệt vời khiến hội con gái rủ nhau đi cắt tóc ngắn uốn gợn sóng

Nếu bạn vẫn còn đang trăn trở có nên cắt tóc ngắn uốn gợn sóng hay không, hãy theo dõi những lý do khiến kiểu tóc này trở thành xu hướng tóc hot nhất hiện nay.

TIN MỚI NHẤT