Nguyên nhân gây nám da, đồi mồi thường là nắng, thay đổi về nội tiết tố sau sinh hoặc có bệnh lý tuyến giáp, rối loạn nội tiết, dùng thuốc tránh thai, bệnh nhân sử dụng loại thuốc tăng nhạy cảm với ánh sáng, stress, mất ngủ...
- Gặp tai nạn hy hữu khi chơi cầu lông, bé trai 7 tuổi chảy máu mắt, mất thị lực vĩnh viễn
- Đốt nốt ruồi ở lòng bàn chân, người đàn ông vô tình kích thích tế bào ung thư di căn nhanh hơn
Theo thông tin từ VnExpress, người bệnh mua một loại kem được quảng cáo trị nám cấp tốc trên mạng. Thời gian đầu, chị thấy da sáng, bóng và đẹp hơn. Sau vài tuần sử dụng, da bắt đầu ngứa, đỏ, tổn thương ở cả mặt và tay nên chị đi khám.
Ngày 27/11, bác sĩ Lê Vi Anh, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết bệnh nhân bị nám do sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, chỉ định dùng thuốc uống và bôi để xử lý vết nám ngoài da. Hiện, tình trạng da cải thiện 50%.
Nguyên nhân gây nám da, đồi mồi thường là nắng, thay đổi về nội tiết tố sau sinh hoặc có bệnh lý tuyến giáp, rối loạn nội tiết, dùng thuốc tránh thai, bệnh nhân sử dụng loại thuốc tăng nhạy cảm với ánh sáng, stress, mất ngủ...
Dẫn tin từ báo Hà Nội Mới, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành, Phó Trưởng khoa Laser và Chăm sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương khuyến cáo, người dân không nên mù quáng tin theo nội dung quảng cáo "chữa khỏi nám da thần tốc" để rồi "tiền mất tật mang".
Thực tế, với các phương pháp điều trị hiện nay, hiện tượng nám da khó có thể chữa khỏi 100%, nhưng việc điều trị đúng cách có thể làm mờ vết nám được 70 - 80%. Hiện nay, nhu cầu trị nám má rất cao, người dân nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu; còn nếu chưa có điều kiện thăm khám thì nên chủ động các biện pháp bảo vệ da cơ bản bằng cách dùng kem chống nắng, bôi đúng thời gian, đeo khẩu trang đủ dày hay mũ rộng vành, hạn chế ra ngoài trời vào giờ cao điểm... Đặc biệt, không nên tự ý điều trị nám bằng cách bôi, đắp các loại kem, lá cây, rượu thuốc... bởi điều đó có thể gây tổn thương khó hồi phục cho làn da.