Mặc dù rau cải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại rau này. Dưới đây là 5 nhóm người không nên ăn rau cải kẻo "ôm họa".
- Loại trái cây sấy khô được mệnh danh là "vua thuốc bổ" tự nhiên, ngâm trong nước uống mỗi ngày để lọc máu, tránh nhồi máu não
- 5 thực phẩm tăng cường trí nhớ cho sĩ tử trong mùa thi cử
Mùa nào rau nấy, kể từ tháng 9 đến tháng 4 là thời điểm vàng để ăn rau cải. Lúc này, cải rất non, lá xanh, giòn, ngọt và dồi dào dinh dưỡng. Việc chọn rau đúng mùa để ăn sẽ giúp các gia đình hạn chế được dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.
Tiêu thụ rau cải không chỉ ngon lành, an toàn trong thời điểm này mà còn rất bổ dưỡng. Nghiên cứu cho thấy, rau cải có chứa nhiều vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin, giàu canxi... tốt cho sức khỏe người ăn.
Còn trong y học cổ truyền, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), cho biết rau cải có vị hơi cay đắng, tính ấm; vào kinh phế. Giới tử vị cay, tính ấm; vào kinh phế. Cải xanh có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, có công dụng trừ độc tiêu nhọt, chữa ho, phòng cảm mạo, chữa xuất huyết dạ dày.
Mặc dù rau cải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại rau này. Dưới đây là 5 nhóm người không nên ăn rau cải kẻo "ôm họa".
5 đối tượng không được ăn rau cải kẻo làm tổn thương sức khỏe
Những người đang mắc bệnh suy giáp
Dù rau cải chứa nhiều loại vitamin và dinh dưỡng tốt cho chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, người nào đang có vấn đề về tuyến giáp, đang điều trị bệnh suy giáp, ung thư tuyến giáp, bướu cổ... thì không nên ăn bởi rau cải có chứa goitrin - một chất có thể gây bướu cổ, có thể khiến bệnh tuyến giáp hoặc bướu cổ trầm trọng hơn.
Nếu muốn ăn, bệnh nhân suy giáp cần ngâm rửa thật kỹ rau cải rồi mới chế biến để loại bỏ hết chất goitrin trên rau. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng rau cải phù hợp để sử dụng.
Nếu muốn ăn, bệnh nhân suy giáp cần ngâm rửa thật kỹ rau cải rồi mới chế biến để loại bỏ hết chất goitrin trên rau.
Người đau dạ dày, đầy bụng, chướng bụng
Những bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày, bị đầy bụng, chướng hơi thì nhất định không nên ăn nhiều rau cải kẻo dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là khi ăn sống, để phòng ngừa thì tốt nhất nên nấu chín trước khi ăn.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai tuy ăn rau xanh và hoa quả rất tốt nhưng khi ăn nên chọn lọc bởi rau cải là loại rất dễ sâu bọ vì vậy nguy cơ phun thuốc cao. Tốt nhất bà bầu chỉ nên ăn rau cải có nguồn gốc rõ ràng, tự trồng tại nhà, trước khi ăn cần ngâm rửa kỹ để loại bỏ hết chất hóa học nếu có. Ngoài ra, rau cải ăn sống hay rau cải muối đều không thích hợp với trẻ em, phụ nữ có thai.
Những người đang mắc bệnh đường tiêu hóa
Nếu đang mắc các bệnh về viêm đường tiêu hóa thì tốt nhất bạn không nên ăn rau cải sống, kể cả khi đã muối như kim chi, dưa muối, salad… để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.
Người bệnh gút không nên ăn rau cải
Các loại rau cải có hàm lượng purin ở nhóm B, 50 - 150mg/100g. Trong khi đó, các thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút. Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gút cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng loại rau này.
Bên cạnh đó, khi đi mua rau cải, các bà nội trợ nên chọn loại rau non, lá xanh, mỏng, cuống to. Không nên ăn rau sống vì loại này thường được bón phân có chứa nhiều nitrat. Sau khi đã chế biến, rau cải cần được ăn ngay, không nên để rau qua đêm vì lượng nitrat trong rau để lâu sẽ biến đổi thành nitrite, gây nguy hiểm cho sức khỏe.