Thịt vịt vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng nhưng những người này nên tránh xa nếu không muốn gặp ‘nguy hiểm khôn lường'

Dinh dưỡng 20/10/2024 05:00

Thịt vịt thơm ngon lại mang tới nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nên thường được xuất hiện trong mâm cơm gia đình. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây nên tránh xa nếu không muốn gặp ‘nguy hiểm khôn lường'.

Thịt vịt là món ăn dân dã nhưng lại vô cùng độc đáo, chính vì vậy nó từ lâu đã trở thành món khoái khẩu của nhiều hộ gia đình Việt Nam. Vào mùa hè, thịt chỉ chỉ cần đem luộc, chấm cùng chút nước mắm gừng là đủ làm xao xuyến nhiều người.

Thịt vịt vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng nhưng những người này nên tránh xa nếu không muốn gặp ‘nguy hiểm khôn lường' - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Nhưng thịt vịt không chỉ ngon mà còn có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trung bình trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein, hàm lượng này cao gấp nhiều lần lượng protein có trong thịt bò, thịt heo, thịt dê, cá, trứng. Ngoài ra, thịt vịt cũng cung cấp nhiều dưỡng chất như canxi, photpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic…

Công dụng của thịt vịt đối với sức khỏe

Duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần: Thịt vịt chứa nhiều khoáng chất cần thiết như đồng giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần luôn ổn định. Ngoài ra, thịt vịt cũng rất tốt trong việc giảm hàm lượng cholesterol có hại và nâng cao hàm lượng cholesterol có lợi trong cơ thể.

Tăng trọng lượng cơ thể một cách tự nhiên: Hàm lượng axit béo cao có trong thịt vịt có tác dụng làm tăng cân một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nên tiêu thụ thịt vịt một cách hợp lý để hình thành trọng lượng cơ thể lý tưởng, bởi hàm lượng chất béo và chất đạm trong vịt gấp đôi thịt gà bình thường.

Thịt vịt vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng nhưng những người này nên tránh xa nếu không muốn gặp ‘nguy hiểm khôn lường' - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường: Hàm lượng chất niacin (vitamin B3) có trong thịt vịt cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Chất niacin sẽ giúp đường tiêu hóa hấp thụ carbohydrate, protein và chất béo dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc tiêu thụ thịt vịt cũng đặc biệt tốt cho việc khắc phục bệnh tiểu đường.

Chăm sóc làn da: Thịt vịt có thể đáp ứng nhu cầu về chất béo, giúp duy trì độ ẩm cho da, cho bạn một làn da luôn tươi trẻ và căng mịn. Nếu cơ thể bị thiếu chất béo sẽ xuất hiện các dấu hiệu như da bị đóng vảy và xỉn màu. Trên thực tế, chất béo trở thành một trong những yếu tố bảo vệ làn da trước những thay đổi của thời tiết. Vì vậy, nên thêm thịt vịt vào chế độ ăn uống của bạn để thấy được những hiệu quả không ngờ của nó.

Những người không nên ăn thịt vịt

Người đang bị cảm: Khi bạn vừa bị cảm xong thể trạng cơ thể còn nhiều mệt mỏi thì không nên ăn thịt vịt. Đặc biệt là khi bị cảm lạnh, bởi thịt vịt có tính hàn giúp giải nhiệt sẽ khiến cho cơ thể bạn lạnh bụng, tiêu chảy và khó chịu trong người làm người bệnh đang ốm càng ốm thêm.

Thịt vịt vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng nhưng những người này nên tránh xa nếu không muốn gặp ‘nguy hiểm khôn lường' - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Người đang bị ho: Những người bị ho không nên ăn thịt vịt bởi trong thành phần thịt vịt có chất tanh, mà người ho thường phải kiêng tanh. Bởi ăn tanh sẽ khiến người bệnh khó thở. Mùi tanh trong thành phần của thịt vịt sẽ khiến cho người bệnh dễ ho thêm. Vì vậy, nếu trong nhà bạn có người ho thì đừng cho họ ăn thịt vịt kẻo rước thêm bệnh nhé.

Người bị bệnh gout: Trong thành phần của thịt vịt có chứa hàm lượng purin và protein rất cao khiến cho axit uric trong cơ thể con người tăng cao. Vì vậy, với những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt vịt kẻo tình trạng bệnh nguy hiểm hơn. Khi ăn thịt vịt người bệnh gout càng thêm nghiêm trọng hơn.

Người có hệ tiêu hóa kém: Với những người đang mắc căn bệnh tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy.., thì tuyệt đối không nên ăn thịt vịt bởi thịt vịt chứa nhiều chất béo khiến cho hệ tiêu hóa tăng thêm gánh nặng làm bệnh tình thêm nặng hơn.

Thịt vịt vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng nhưng những người này nên tránh xa nếu không muốn gặp ‘nguy hiểm khôn lường' - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Người có thể chất yếu, lạnh: Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.

Loại thịt bổ hơn thịt gà, ngon hơn thịt vịt, rẻ hơn thịt bò nhưng tốt từ miễn dịch tới tim mạch: Người lớn, trẻ nhỏ đều có thể ăn

Loại thịt này được đánh giá là bổ dưỡng cho sức khỏe lại có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon.

TIN MỚI NHẤT