Măng tây là một loại thực phẩm quý giá, có nguồn gốc từ châu Âu hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều dược tính.
- 10 phút xong ngay món ba chỉ cuộn măng tây thơm ngon
- Công thức làm cá hồi nướng măng tây đơn giản, bổ dưỡng
Măng tây là thực phẩm quý giá, có nguồn gốc từ châu Âu, chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài chất xơ, đạm, glucid, các vitamin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), acid folic, măng tây còn có các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người như kali, magie, canxi, sắt, kẽm, tốt cho bà mẹ mang thai.
Hỗ trợ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ cao trong măng tây giúp tăng cường nhu động ruột, làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác. Inulin, một loại prebiotic có trong măng tây, là nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn trong đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. Măng tây còn có tác dụng lợi tiểu nhẹ, giúp loại bỏ nước thừa và giảm cảm giác đầy hơi, khó tiêu.
Đẹp da
Măng tây chứa rất nhiều vitamin C và vitamin A. Đây là 2 chất kháng oxy hóa hàng đầu bảo vệ da vững vàng trước sự xâm lăng của những gốc tự do. Vitamin C còn giúp cho sự tổng hợp collagen. Collagen là một loại protein có tác dụng nâng đỡ da và ngăn ngừa sự lão hóa da.
Ngăn ngừa ung thư
Ung thư và các chứng bệnh có liên quan sẽ được giảm thiểu nếu bạn ăn nhiều măng tây. Chất glutathione – chất chống oxy hóa có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư – có nhiều trong măng tây. Ngoài ra, tác dụng của măng tây như thông tiểu, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau khi phụ nữ đang có kinh.
Giải độc gan, tốt cho thận
Măng tây hỗ trợ chức năng gan, giúp giải độc gan và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, bảo vệ gan khỏi các tổn thương. Măng tây có tác dụng lợi tiểu, giúp tăng cường chức năng thận, ngăn ngừa sỏi thận (tuy nhiên, những người đã bị sỏi thận nên hạn chế ăn măng tây).
Lưu ý khi dùng măng tây
Dù mang nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số nhóm đối tượng không phù hợp với măng tây. Sau đây là một số lưu ý bạn nên ghi nhớ khi sử dụng măng tây trong thực đơn hằng ngày:
- Dung nạp quá nhiều chất xơ từ măng tây sẽ làm giảm độ ẩm, khiến dạ dày khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của cơ ruột. Từ đó dẫn đến hiện tượng khó đi ngoài, đau bụng và táo bón.
- Một số người bị dị ứng với thành phần của măng tây gây ra các phản ứng như buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, khó thở, chảy nước mũi, nổi phát ban ngoài da.
- Người bị huyết áp cao cũng không nên ăn măng tây vì chúng sẽ tương tác với thuốc điều trị làm hạ huyết áp mạnh nên rất nguy hiểm.
- Măng tây chứa nhiều lưu huỳnh nên dễ gây mùi hôi cơ thể (ở miệng, hôi nách hay các vùng khác) khi sử dụng số lượng lớn, hoặc ăn với tần suất liên tục.
- Người bị phù nề do chứng suy thận hoặc suy tim cũng không nên ăn măng tây vì có thể gây hại.
- Hoạt chất purin có trong măng tây cũng không phù hợp với người bị bệnh gout vì có thể gây đau khớp.
- Không nên luộc măng tây trong nồi sắt vì chúng có thể tạo phản ứng độc hại.