Củ sen được mệnh danh là củ “nhân sâm nước” vì có 5 công dụng tuyệt vời này, đặc biệt ngừa cả ung thư

Dinh dưỡng 23/10/2024 05:00

Củ sen, một loại thực phẩm quen thuộc không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, giòn ngọt mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Củ sen là phần thân rễ ăn được của cây sen, một loại cây thủy sinh quen thuộc tại Việt Nam. Củ sen ngày càng đánh giá cao vì có chứa các hợp chất phenolic được biết đến như là chất chống oxy hóa tự nhiên. Sau khi rửa sạch, bạn có thể chế biến củ sen thành những món ngon như: canh củ sen, củ sen hầm, củ sen xào tôm thịt… Củ sen có thể được nghiền thành bột và được dùng để nấu các món tráng miệng. Với thành phần dinh dưỡng phong phú và đa dạng, củ sen được xem là “nhân sâm nước" cho sức khỏe vàng.

Củ sen được mệnh danh là củ “nhân sâm nước” vì có 5 công dụng tuyệt vời này, đặc biệt ngừa cả ung thư - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Công dụng của củ sen đối với sức khỏe

Giảm nguy cơ ung thư: Củ sen chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và các flavonoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra. Điều này giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bao gồm cả ung thư.

Cải thiện sức khỏe tim: Duy trì sức khỏe tim là lợi ích tốt nhất của củ sen. Cùng với lượng kali giúp thông mạch, và chất xơ để giảm bớt cholesterol trong cơ thể, pyridoxine từ củ sen cũng giúp kiểm soát hàm lượng homocystein trong máu. Homocystein chính là “kẻ thù” gây ra cơn đau tim.

Kiểm soát đường huyết: Củ sen có chỉ số đường huyết thấp, giúp kiểm soát lượng đường trong máu ổn định. Chất xơ trong củ sen cũng làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, giúp ngăn ngừa tăng đường huyết đột ngột. Do đó, củ sen là một thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Củ sen được mệnh danh là củ “nhân sâm nước” vì có 5 công dụng tuyệt vời này, đặc biệt ngừa cả ung thư - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Giảm táo bón: Củ sen chứa nhiều chất xơ giúp tăng lượng phân và dễ đi tiêu. Điều này có thể làm giảm táo bón, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa và bài tiết dịch vị, kích thích nhu động ở cơ ruột và dễ đi tiêu.

Cải thiện chức năng não: Trong củ sen, ta tìm thấy pyridoxine, một dạng của vitamin B6, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển và hoạt động tối ưu của não bộ. Pyridoxine tham gia vào quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine, giúp điều chỉnh tâm trạng, giảm căng thẳng, kiểm soát cơn đau đầu và thậm chí kiềm chế sự nóng giận. Bên cạnh đó, củ sen còn chứa một lượng đáng kể các chất chống oxy hóa. Những "chiến binh" này có khả năng trung hòa các gốc tự do - những phân tử không ổn định có thể gây tổn thương tế bào não, từ đó bảo vệ não bộ khỏi những tổn thương oxy hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh liên quan đến tuổi tác.

Những lưu ý khi dùng củ sen

Những nguy cơ tiềm ẩn khi ăn củ sen là gì? Củ sen được xem là thực phẩm tương đối an toàn với khả năng gây dị ứng thấp. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý vài điều sau:

Củ sen được mệnh danh là củ “nhân sâm nước” vì có 5 công dụng tuyệt vời này, đặc biệt ngừa cả ung thư - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Mặc dù có tất cả các lợi ích về dinh dưỡng, nhưng củ sen không phải là thuốc và không có chức năng trị bệnh. Bạn không nên tự ý điều trị bất cứ bệnh gì bằng củ sen mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Củ sen chứa nhiều tinh bột. Chính vì thế, bệnh nhân tiểu đường, đại tràng hay dạ dày nên cân nhắc khi muốn sử dụng thường xuyên.

Bạn không nên ăn củ sen sống. Củ sen là phần rễ của hoa sen, nó có khả năng chứa ký sinh trùng rất cao. Chính vì vậy, ăn củ sen sống sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm. Cách tốt nhất, bạn nên nấu chín củ sen trước khi sử dụng.

Cách chế biến và món ngon từ củ sen

Để sơ chế củ sen để nấu ăn, hoặc làm bột củ sen, bạn cần đảm bảo những điều sau đây:

Củ sen được mệnh danh là củ “nhân sâm nước” vì có 5 công dụng tuyệt vời này, đặc biệt ngừa cả ung thư - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

1. Gọt vỏ củ sen. Vỏ củ sen tiếp xúc với bùn đất. Vì thế trước khi chế biến thành các món ăn, bạn đừng quên gọt bỏ phần vỏ bên ngoài nhé!

2. Xả sạch dưới vòi nước. Rửa sạch củ sen đã gọt vỏ trong nước lạnh. Chú ý kỹ những phần rãnh bên trong củ sen bạn nhé!

3. Dùng giấm để củ sen không bị thâm. Để giữ được màu trắng tươi ngon của củ sen, bạn hãy ngâm chúng trong hỗn hợp nước lọc pha thêm một chút giấm và muối.

Cách chế biến canh củ sen hầm sườn non thơm ngon đãi cả nhà

Cùng xem ngay “bí kíp” nấu món canh củ sen hầm sườn non thanh mát, giúp giải nhiệt mùa hè hiệu quả.

TIN MỚI NHẤT