Có thèm khoai lang đến mấy thì 3 đối tượng này cũng tuyệt đối không nên ăn!

Dinh dưỡng 16/07/2023 17:51

Khoai lang là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng có những người dưới đây được khuyến cáo không nên ăn khoai lang.

Củ khoai lang là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất, riboflavin, thiamine, niacin và carotenoid. Chính nhờ những thành phần dinh dưỡng này mà củ khoai lang có thể hỗ trợ bạn phòng và chữa nhiều bệnh mãn tính, tăng cường giảm cân, cải thiện làn da và mái tóc. Tác dụng của khoai lang phụ thuộc nhiều vào giá trị dinh dưỡng của nó. Trong 100g củ khoai lang có hàm lượng đáng kể các chất dinh dưỡng, khoáng chất cùng nhiều vitamin sau: Canxi: 38mg, Chất xơ: 3,3g; Năng lượng: 90kcal; Chất béo: 0,15g; Folate (Vitamin B9): 6 μg; Sắt: 0,69mg; Magie: 27mg; Mangan: 0,5mg...

Có thèm khoai lang đến mấy thì 3 đối tượng này cũng tuyệt đối không nên ăn! - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Một số lợi ích tuyệt vời của khoai lang

Giữ cho trái tim khỏe mạnh

Hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang có thể làm giảm mức cholesterol có hại, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Khoai lang cũng chứa nhiều kali, tác dụng cân bằng với natri trong cơ thể để ổn định huyết áp. Chúng cũng chứa nhiều đồng - cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu và giữ cho trái tim khỏe mạnh. Nồng độ đồng thấp làm tăng mức homocysteine, huyết áp và cholesterol xấu.

Giảm nguy cơ ung thư

Khoai lang là một nguồn beta-carotene tuyệt vời. Đây là một sắc tố thực vật hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh trong cơ thể. Hoạt chất này trong khoai lang có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, ví dụ như ung thư phổi và tuyến tiền liệt. Ngoài ra, khoai lang tím chứa nhiều hợp chất tự nhiên khác gọi là anthocyanin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

Có thèm khoai lang đến mấy thì 3 đối tượng này cũng tuyệt đối không nên ăn! - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Hỗ trợ giảm cân

Theo các nghiên cứu, các chiết xuất từ khoai lang tím có thể giúp giảm viêm trong cơ thể và ngăn tế bào mỡ phát triển, nhờ đó có thể giúp bạn giảm cân. Ngoài ra, với lượng chất béo thấp, khoai lang được rất nhiều người lựa chọn trong các chế độ ăn giảm cân, nhưng vẫn giúp cơ thể đảm bảo năng lượng hoạt động.

Cải thiện sức khỏe đường ruột và tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang có thể giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy đường tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Giúp kiểm soát căng thẳng và lo lắng

Một củ khoai lang chứa từ 30 đến 35mg magiê. Magiê giúp rất nhiều vào việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh giúp giữ cho bạn bình tĩnh. Ngoài ra, magiê cũng tham gia sản xuất cortisol, đây là loại hormone được sản sinh ra để giúp cơ thể bạn thích nghi trong thời gian căng thẳng.

Có thèm khoai lang đến mấy thì 3 đối tượng này cũng tuyệt đối không nên ăn! - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Chống ung thư

Khoai lang là nguồn giàu chất chống ô xy hóa, chống ung thư, đặc biệt là ở vỏ.Có tới 80% protein trong khoai lang là sporamin. Nghiên cứu cho thấy sporamin có tiềm năng ức chế ung thư lưỡi, túi mật và đại trực tràng.

Nó cũng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và giảm sự di chuyển và xâm lấn của tế bào trong ung thư di căn. Đặc biệt, vỏ khoai lang, có thể có tác dụng đặc biệt trong việc ngăn ngừa ung thư.Một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nutrition and Cancer năm 2016, đã cho thấy chiết xuất từ vỏ khoai lang có hoạt động chống ung thư đầy hứa hẹn đối với các bệnh ung thư vú, ruột kết, buồng trứng, phổi và đầu, cổ.

Có thèm khoai lang đến mấy thì 3 đối tượng này cũng tuyệt đối không nên ăn! - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

3 đối tượng không nên ăn khoai lang

Người tiêu hoá kém

Người có hệ tiêu hoá kém thường những biểu hiện như đầy hơi, ợ nóng, đầy bụng. Khoai lang lại là thực phẩm chứa nhiều đường, nếu người có bệnh về tiêu hoá ăn quá nhiều khoai lang sẽ làm tăng tiết dịch vị và gây nóng ruột, ợ chua khó chịu.

Người đang đói

Trong khoai lang có nhiều đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt là lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn cần luộc chín trước khi ăn, hoặc khi luộc cho ít rượu để hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là bạn cần lưu ý không ăn khoai lang khi đói.

Có thèm khoai lang đến mấy thì 3 đối tượng này cũng tuyệt đối không nên ăn! - Ảnh 5
Ảnh minh họa: Internet

Những người có vấn đề về thận

Hàm lượng kali cao trong khoai lang có thể gây hại cho những người đang mắc các bệnh lý về thận. Các biến chứng nghiêm trọng có thể phát sinh nếu một người bị suy giảm chức năng thận tiêu thụ nhiều kali hơn mức mà thận của người đó có thể xử lý. Khoai lang cũng chứa hàm lượng oxalat cao có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận canxi - oxalat. Hàm lượng kali cao trong khoai lang cũng không phù hợp với những người đang dùng thuốc chẹn beta (thuốc làm tăng nồng độ kali trong cơ thể) như bệnh tim mạch, do khoai lang có thể làm tăng nồng độ kali trong máu.

Có thèm khoai lang đến mấy thì 3 đối tượng này cũng tuyệt đối không nên ăn! - Ảnh 6
Ảnh minh họa: Internet

Việc ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể dẫn đến chứng thừa vitamin A do hàm lượng beta carotene cao trong khoai lang. Lượng viatmin A dư thừa sẽ tích tụ trong gan làm màu da và màu móng chuyển sang màu cam. Khoai lang cũng rất giàu carbohydrate, do đó những người đang ăn kiêng nghiêm ngặt cũng không nên ăn khoai lang quá thường xuyên.

5 loại thực phẩm cha mẹ không nên cho trẻ ăn khi đói, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con

Khi con đói, không ít bố mẹ lập tức cho bé ăn, uống những thực phẩm dưới đây. Tuy nhiên về lâu dài sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con.

TIN MỚI NHẤT