Dù có những món ngon tưởng lành mạnh trong ngày Tết nhưng vẫn có thể khiến đường huyết tăng cao. Mọi người cần biết để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt với những người mắc bệnh tiểu đường, đường huyết cao.
- "Liều thuốc quý" có tuổi thọ 2000 năm, bổ dưỡng sánh ngang thịt dê nhưng có 4 nhóm người không nên ăn nhiều
- Chợ Tết đủ món rau ngon chào mời, cứ chọn 5 loại sau đây chẳng lo phun thuốc, không lo nhiễm bệnh
1. Bánh ngọt không đường
Một số sản phẩm dù được dán nhãn không đường chỉ biểu thị thành phần sucrose không được thêm vào, nhưng điều đó không có nghĩa là các loại đường khác (như siro glucose, fructose kết tinh, mật ong, nước trái cây cô đặc, mứt...) không có trong sản phẩm. Thậm chí còn với lượng lớn hơn đường.
Ngay cả khi không thêm đường cũng như các chất tạo ngọt khác, bản thân bánh ngọt đã làm từ carbohydrate tinh chế sẽ khiến các enzyme tiêu hóa phân hủy thành glucose và được cơ thể hấp thụ, làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng.
Không chỉ vậy, hầu hết các loại bánh ngọt đều chứa chất béo, bơ và thường được bảo quản trong thời gian dài. Nếu để lâu sẽ dễ sinh ra axit béo tự do ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là chức năng của đảo tụy và làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin.
2. Các loại quả hạch bọc đường
Các loại hạt, quả hạch... là món ngon ngày Tết trong đĩa bánh kẹo của nhiều gia đình. Những loại hạt này thường tốt cho sức khỏe nếu ăn một lượng vừa đủ nhưng nếu ăn quá nhiều và được bọc thêm một lớp đường hoặc gia vị khác để gia tăng hương vị sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.
Lớp bọc đường hoặc gia vị này thường được làm từ bột chiên giòn, bộ sữa, đường, dầu, muối... Không chỉ tăng lượng calo mà còn tăng lượng đường trong các loại hạt cũng như che mất đi vị của những hạt nhỡ bị mốc. Điều này rất nguy hại cho sức khỏe nếu người ăn không nhận ra.
Cùng với đó, các loại hạt này đều có hàm lượng chất béo cao. Nếu bảo quản lâu sẽ bị oxy hóa, dễ sinh ra các axit béo tự do, làm tổn hại chức năng của đảo tụy và có hại cho sức khỏe.Vì vậy, chỉ nên ăn các loại hạt nguyên bản với số lượng từ 50 - 70 gram cho mỗi tuần. Cùng với đó, cũng cần để ý tránh những hạt mốc, bảo quản lâu để bảo vệ sức khỏe.
3. Trái cây và rau củ sấy giòn
Nhiều bệnh nhân tiểu đường cho rằng rau củ quả sấy giòn tốt cho sức khỏe và phù hợp làm món ăn nhẹ.
Trên thực tế, loại thực phẩm này trong qua trình sản xuất đều phải được sấy khô cũng như thêm vào lượng lớn đường, dầu thực vật cũng như các chất phụ gia khác. Đồng thời, lượng chất xơ trong đó cũng bị phá hủy, lượng đường tăng lên đáng kể.
Người mắc bệnh tiểu đường nên chọn ăn rau và trái cây tươi. Nếu thực sự muốn ăn rau hoặc trái cây khô, nên chọn những loại có ghi “không dầu, không muối và không đường” trên bảng thành phần.
4. Các loại thịt khô
Những món ăn vặt như thịt bò khô, gà khô... được bày bán nhiều mỗi dịp Tết tưởng không liên quan gì đến việc gia tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, trên thực tế người ta cho thêm một lượng đáng kể đường và muối vào trong để giúp thịt có vị ngon và mềm hơn.
3 lời khuyên tránh đường huyết cao
1. Chọn những loại trái cây có chỉ số GI thấp
Chỉ số đường huyết (GI) là một chỉ số đánh giá khả năng làm tăng nồng độ đường glucose trong máu của thực phẩm. Trái cây thường được biết tới là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, vẫn có một số loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) cao vẫn có thể gây hại cho người đường huyết cao.
Chính vì vậy, đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc đối tượng có nguy cơ đường huyết cao nên sử dụng những loại trái cây GI thấp như táo, trái cây họ cam quýt, lê, quả mọng, quả anh đào, bưởi, nho, trái kiwi, mận...
2. Kiểm soát lượng tinh bột trắng
Các loại thực phẩm như bánh mì trắng, bún, gạo trắng... là những thức ăn quen thuộc hằng ngày tuy nhiên chúng có khả năng làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng. Đối với những loại thức ăn này, nên kiểm soát lượng nạp vào cũng như lựa chọn ăn cùng một số món ăn giàu chất xơ và protein khác. Không chỉ bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết mà còn giúp ổn định đường huyết.
Đồng thời trong bữa ăn, cũng cần chú ý đến thứ tự ăn. Nên ăn canh trước, sau đó là rau và thịt, cuối cùng mới là tinh bột. Thứ tự ăn này sẽ giúp giảm lượng tinh bột trắng hấp thụ cũng như khống chế lượng đường trong máu sau bữa ăn.
3. Thường xuyên tập thể dục
Sự kết hợp giữa ăn uống và tập thể dục có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đi bộ nhanh có khả năng hạ đường huyết tốt nhất.
Với bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục nhịp điệu cường độ trung bình đến cao ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc ít nhất 75 phút tập thể dục nhịp điệu cường độ cao mỗi tuần để cải thiện sức khỏe.
Nguồn: Sohu