Món ăn này rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với cơ thể phụ nữ. Tuy nhiên, nếu đang mắc các bệnh sau thì bạn không nên tiêu thụ quá nhiều.
- Món ăn khiến bạn tăng 62% nguy cơ tiểu đường dù không ngọt, nhiều người rất thích
- 3 món củ quả đem sấy ăn dịp Tết rất ngon lại tốt cho sức khỏe
Đậu phụ chính là "liều thuốc quý" mà chúng ta đang nói đến. Từ 2000 năm trước, người dân Trung Quốc đã làm ra một chế phẩm từ đậu nành và đặt tên là đậu phụ. Từ đậu phụ, người đầu bếp có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau, từ chiên rán đến nấu canh, xào, nướng...
Không chỉ có hương vị thơm ngon, đậu phụ còn là một món ăn bổ dưỡng. Sách cổ Trung Quốc còn ghi đậu phụ là món ăn bổ dưỡng sánh ngang với thịt dê. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, đậu phụ ích khí, điều hòa tỳ vị, làm tiêu chứng đầy bụng, hạ trọc khí ở đại tràng. Những ai ăn đậu phụ mỗi ngày thì cả đời không sợ bệnh tiêu hóa, thải độc rất nhanh.
Món ăn đơn giản này chứa nguồn dinh dưỡng nhiều hơn bạn tưởng tượng rất nhiều. 100g đậu phụ chứa tới 10g protein, do đó đây là lựa chọn lý tưởng cho những người ăn chay. 100g đậu phụ cũng chứa 5g chất béo, 1g chất xơ và nhiều vitamin, sắt, đồng... khác.
Đậu phụ được biết đến là một món ăn giàu canxi, vô cùng có lợi cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Ăn nhiều đậu phụ giúp làm giảm các cơn nóng trong người, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, viêm khớp dạng thấp.
Đậu phụ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với cơ thể phụ nữ. Tuy nhiên, nếu đang mắc các bệnh sau thì bạn không nên tiêu thụ quá nhiều.
Thuộc nhóm người này bạn tốt nhất không nên ăn nhiều đậu phụ
1. Người có hệ tiêu hóa kém
Đậu phụ vốn có kết cấu mềm, có tác dụng nhuận tràng nhất định và giúp thanh nhiệt. Tuy nhiên, đây lại là món ăn giàu protein. Người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn nhiều đậu phụ bởi món này có thể tác động xấu đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng. Chúng có thể dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy...
2. Người đang mắc bệnh gút
Đậu phụ là một trong những nguồn protein tốt nhất, nhưng cũng vì thế mà bệnh nhân gút không nên ăn nhiều. Quá trình chuyển hóa protein sẽ tạo ra axit uric, những người mắc bệnh gút không nên ăn nhiều món này, vì sẽ khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh hơn. Chẳng hạn như khớp dễ bị viêm, đau đớn dẫn đến biến dạng, cứng khớp.
3. Người mắc bệnh thận
Lượng oxalat từ đậu phụ khi được hấp thụ quá nhiều vào cơ thể, dù có thể được bài tiết vào nước tiểu nhưng không thể chuyển hóa.
Trong nước tiểu, nó kết hợp với canxi để tạo thành dạng muối không hòa tan của canxi oxalat, kết tủa tạo thành sỏi thận. Do đó, người mắc bệnh thận cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định ăn đậu phụ.
4. Người bị suy tuyến giáp
Đậu phụ là thực phẩm lành tính và chứa nhiều hoạt chất isoflavone. Nếu hấp thụ quá nhiều hoạt chất này cũng cản trở hoạt động của enzyme peroxidase - loại enzyme giúp tổng hợp và sản xuất hormone tuyến giáp.
Chính vì thế bệnh nhân suy tuyến giáp chỉ nên tiêu thụ lượng vừa đủ đậu phụ để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và không gây các tác dụng phụ. Hãy hỏi bác sĩ về lượng đậu phụ mà bạn có thể ăn mỗi ngày.
Ngoài các nhóm trên, đàn ông cũng nên hạn chế ăn đậu phụ bởi có thể làm thay đổi lượng testosterone gây rối loạn tình dục, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Đậu phụ nhìn chung tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều. Mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần, mỗi lần khoảng 100g/người.