Loại rau nhà quê rẻ tiền nhưng lại bổ như ‘NHÂN SÂM TỰ NHIÊN’ nhưng nhiều người Việt lại bỏ qua, biết tận dụng đúng cách sẽ rất tốt

Chuyên gia nói gì 02/04/2021 14:11

Trong Đông Y, loại rau này có nhiều công dụng cực kỳ tốt như thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng, chống độc, lợi tiểu… nhất là khi thời tiết mùa hè nóng bức như hiện nay.

Ở Việt Nam, có một loại rau được ca tụng y như "nhân sâm" đó là rau má (hay còn biết đến với cái tên tích thuyết thảo). Loại rau này mọc hoang khắp nơi, nhất là những vùng đất ẩm.

Loại rau nhà quê rẻ tiền nhưng lại bổ như ‘NHÂN SÂM TỰ NHIÊN’ nhưng nhiều người Việt lại bỏ qua, biết tận dụng đúng cách sẽ rất tốt - Ảnh 1
Rau má mọc hoang khắp nơi, nhất là những vùng đất ẩm. Ảnh minh họa: Internet

Thành phần của rau má bao gồm: Nước 88,2; Protein 3,2; Glucid 1,8; Cellulo 4,5; Khoáng toàn phần 2,3. Ngoài ra, trong 100g rau má còn cung cấp 21 calo.

Còn trong Đông Y, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng, chống độc, lợi tiểu. Từ rau má, chúng ta có thể sử dụng để điều chế thành nhiều món ăn, bài thuốc tốt cho sức khỏe.

Những bài thuốc dân gian từ rau má

Chữa đau bụng, tiêu chảy, lỵ: Rửa sạch 30–40g rau má (lấy toàn bộ cây), thêm ít muối. Bạn có thể ăn sống hoặc luộc.

Chữa đau bụng kinh nguyệt, đau lưng: Hái rau lúc ra hoa, phơi khô, tán nhỏ. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng, mỗi lần uống 2 muỗng cà phê.

Chữa vàng da do thấp nhiệt: Sắc uống 30–40g rau má với 30g đường phèn.

Loại rau nhà quê rẻ tiền nhưng lại bổ như ‘NHÂN SÂM TỰ NHIÊN’ nhưng nhiều người Việt lại bỏ qua, biết tận dụng đúng cách sẽ rất tốt - Ảnh 2
Trong Đông Y, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Ảnh minh họa: Internet

Chữa tiểu ra máu: Lấy một nắm rau má và một nắm ích mẫu thảo, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống.

Chữa táo bón: Giã 30g cây tươi và đắp vào rốn.

Chữa nhọt: Cây được rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng da bị tổn thương.

Chữa chấn thương phần mềm gây sưng nề: Giã nát 20–30g cây tươi, vắt lấy nước, hòa với một chút rượu uống.

Chữa viêm họng và viêm amidan: Rửa sạch 60g cây tươi, giã nát, ép lấy nước, hòa với một chút nước ấm và uống.

Chữa giải ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm: Giã nát rau má tươi, vắt lấy nước uống, có thể pha thêm một chút đường phèn.

Cảm nắng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn: Lấy 1 nắm thảo dược tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối và uống. Lấy bã đắp lên trán và thái dương.

Giải nhiệt, trị rôm sảy, mẩn ngứa, mát gan lợi tiểu: Rửa sạch 30–100g rau má tươi, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc xay nhuyễn bằng máy rồi cho thêm đường vào uống.

Dùng nhiều rau má có tốt không? Liều dùng bao nhiêu là đủ?

Học viện Y tế Hoa Kỳ khuyến cáo bạn không nên dùng rau má quá 6 tuần nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, những người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc đã từng mắc các bệnh tổn thương da, ung thư cũng không nên dùng.

Mỗi ngày, các nhà khoa học khuyến cáo rằng bạn chỉ nên dùng 1 cốc nước rau má (tương đương 40g). Đối với các vấn đề về tuần hoàn máu ở chân (suy tĩnh mạch): bạn uống 60 – 180mg chiết xuất rau má mỗi ngày.

Liều dùng của dược liệu này có thể khác nhau đối với từng người, phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Loại rau nhà quê rẻ tiền nhưng lại bổ như ‘NHÂN SÂM TỰ NHIÊN’ nhưng nhiều người Việt lại bỏ qua, biết tận dụng đúng cách sẽ rất tốt - Ảnh 3
 Phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tránh ăn rau má. Ảnh minh họa: Internet

Những lưu ý khi sử dụng rau má làm thức ăn và thuốc chữa bệnh

Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tránh ăn rau má bởi các chất cho trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai cho chị em, vô cùng nguy hiểm.

Việc lạm dùng quá nhiều rau má như vậy sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Điều này rất nguy hiểm, bởi nó khiến lượng cholesterol cũng tăng, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Đặc biệt, người bị tiểu đường càng không nên ăn nhiều rau má.

Rau má có công dụng làm đẹp nhất định với phụ nữ. Tuy nhiên, nếu chị em sử dụng lâu ngày loại rau này, sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Do vậy với chị em đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng nước rau má.

TIN MỚI NHẤT