Đối với người bị gout cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để không có những trường hợp xấu xảy ra. Vì vậy, cần tránh xa các loại thực phẩm này trước khi quá muộn.
- Bạn đang bị mỡ trong máu? Hãy lựa chọn các loại thực phẩm có sẵn trong gian bếp nhà bạn
- Ăn gì để giảm cận thị? Bỏ túi các chất dinh dưỡng và các loại thực phẩm tốt cho mắt để cải thiện tình trạng cận thị
Thịt đỏ
Thịt đỏ (bò, heo, dê…) chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao gồm chất chất đạm (protein), vitamin E, B6, B12, chính hàm lượng protein rất cao, sẽ dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Chưa kể các món ăn chế biến từ thịt đỏ sẽ trải qua quá trình tiêu hóa dưới xúc tác của enzym, khiến các nhân purin trong thịt đỏ chuyển hóa thành axit uric.
Dù vậy, cũng không nên kiêng khem tuyệt đối thịt đỏ, bởi cơ thể cũng cần nguồn năng lượng rất nhiều từ thịt. Bạn nên duy trì sử dụng thịt đỏ ở một lượng vừa phải, chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần, không quá 100gr/ngày. Bạn nên chế biến thịt đỏ chín kỹ, chế biến ở dạng luộc, kho hay hấp sẽ tốt hơn ăn nướng, chiên xào, hạn chế được lượng mỡ tối đa nạp vào cơ thể.
Thức ăn bột tinh chế
Bạn nên tránh các loại thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù những thực phẩm này không nhiều purine hoặc fructose nhưng chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric.
Rau có purin cao
Rau xanh luôn là nguồn thực phẩm tốt cho mọi người. Tuy nhiên với người bệnh gút nên tránh dùng quá nhiều các loại đậu, rau củ quả giàu purin. Đậu đen, đậu phộng, đậu trắng, cải xoăn, su hào,… là những thức nổi bật.
Kiêng các loại đồ uống
Tránh xa các loại đồ uống có cồn: kiêng hoàn toàn rượu, bia… Trong dòng bia, đặc biệt bia tươi, bia hơi lại càng chứa nhiều nấm men. Đó chính là lý do người bệnh gout nên kiêng bia. Sau khi uống bia, cơn đau có thể đến rất nhanh và đau đớn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, những người uống 2 cốc bia mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần người không uống.
Không nên uống nước ngọt có gas và hạn chế các loại đồ uống có vị chua như: nước cam, nước chanh, nước trái cây giàu vitamin C.
Hải sản
Các loại hải sản rất giàu Protein, sau khi phân hủy sẽ để lại nồng độ Axit uric cao trong cơ thể, gây đau đớn cho người bị bệnh gút. Vì vậy người bệnh cần hạn chế ăn các loại hải sản, đặc biệt là tôm, cua, các loại sò, ốc, cá mòi, cá ngừ, cá cơm… Đối với người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá 120gr hải sản mỗi ngày.
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật (gan, thận, tim, bao tử, óc…) chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12), CoQ10, cholesterol, các chất khoáng: sắt, kẽm, selen. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bị bệnh gout không nên ăn bởi nội tạng chứa nhiều purin, chính là chất gây tăng nồng độ acid uric trong máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng: sưng, đau nhiều hơn.