Khi ra sân chơi, bé L. thấy con rắn nên cầm đuôi nó lên và bị cắn vào ngón tay cái. Nghe bé kêu đau, gia đình chạy ra thì phát hiện sự việc nên lập tức đưa đi trung tâm y tế gần đó sơ cứu. Sau đó, bé được chuyển đến tuyến trên.
- Đã xác định được danh tính 3 người mắc kẹt, tử vong trong vụ cháy nhà 6 tầng ở Hà Nội: 1 người lớn và 2 trẻ em
- Nhân chứng kể lại vụ cháy khiến 3 người tử vong ở Hà Nội: Nạn nhân nhỏ nhất mới 12 tuổi, cuộn khói đen ngùn ngụt, mùi rất khét
Theo thông tin từ Dân Trí, bé trai tên L. (7 tuổi, quê Bình Dương), đã được các bác sĩ tại TPHCM tiếp nhận cấp cứu do rắn cắn ít ngày qua.
Theo lời kể của gia đình, trước đó trên địa bàn nơi họ sinh sống vừa có mưa, rắn bò vào sân nhà nhưng không ai hay biết.
Khi ra sân chơi, bé L. thấy con rắn nên cầm đuôi nó lên và bị cắn vào ngón tay cái. Nghe bé kêu đau, gia đình chạy ra thì phát hiện sự việc nên lập tức đưa đi trung tâm y tế gần đó sơ cứu. Sau đó, bé được chuyển đến tuyến trên.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Diệu Vinh, Phó Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) cho biết, L. được may mắn được đưa đến bệnh viện kịp thời, chưa có dấu hiệu rối loạn đông máu và yếu liệt cơ. Dựa trên thông tin người nhà cung cấp, các bác sĩ xác định bệnh nhi bị rắn hổ mèo cắn.
Sau 3 ngày theo dõi, tình trạng bé L. ổn định và đã được cho ra viện.
Trước đó, dẫn tin từ VietNamNet, trường hợp tương tự bị rắn cắn cũng được cấp cứu tại bệnh viện ở TP.HCM là là bé trai 22 tháng tuổi, bị rắn hổ mèo cắn vào chân. Thời điểm nhập Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, trẻ bị sốc nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, chèn ép khoang tại vị trí bị rắn cắn.
Các bác sĩ khẩn trương đặt ống nội khí quản, thở máy, tiến hành lọc máu và chăm sóc vết thương cho bệnh nhi. Sau quá trình điều trị, trẻ được cai máy thở, hồi phục hoàn toàn và xuất viện.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Bích Kim, Phó khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Nhiđồng 2, cho biết nọc độc của rắn hổ mèo có thể gây ra tình trạng viêm mô tế bào, hoại tử mô, chèn ép khoang ở vùng cơ thể bị cắn. Diễn tiến muộn sẽ dẫn đến nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân.
Do không có huyết thanh kháng nọc rắn hổ mèo, bệnh nhân được hỗ trợ điều trị bảo tồn, điều trị viêm mô tế bào và hoại tử mô. Trường hợp nặng, bệnh nhân cần được lọc máu, thở máy, sử dụng kháng sinh phổ rộng.
Để phòng ngừa tai nạn do rắn cắn, bác sĩ khuyến cáo người dân cần chủ động phát quang sân vườn, tránh cho rắn trú ẩn. Khi đi dã ngoại, người lớn và trẻ nhỏ cần mang giày kín, mặc quần dài phủ bên ngoài.
Phụ huynh cần dạy trẻ tuyệt đối không đến gần các khu vực dễ có rắn như bụi rậm, đống đổ nát; không được đụng vào hoặc dùng cây chọc rắn nếu gặp phải. Trường hợp bị rắn cắn, trẻ phải thông báo với cha mẹ ngay để được sơ cứu và xử trí kịp thời.