Trong đó có một trận động đất mạnh 3,7 độ richter xảy ra tại huyện Kon Plông, vào khoảng 11h; gây rung lắc mạnh cho nhiều khu vực ở Kon Tum và một số tỉnh lân cận gồm Quảng Ngãi và Gia Lai.
- Người chồng bị vợ bầu 7 tháng 'tố' bạo hành lên tiếng: 'Không hiểu tại sao vợ lại tố mình'
- Khởi tố 9 bị can trong vụ nổ súng 2 người thương vong ở Khánh Hòa
Theo thông tin từ Báo Tri thức và Cuộc sống, ngày 16/5, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu thông tin hôm nay đã ghi nhận 3 trận động đất liên tiếp từ 8h đến 12h tại tỉnh Kon Tum.
Trong đó có một trận động đất mạnh 3,7 độ richter xảy ra tại huyện Kon Plông, vào khoảng 11h; gây rung lắc mạnh cho nhiều khu vực ở Kon Tum và một số tỉnh lân cận gồm Quảng Ngãi và Gia Lai.
Anh A Kiểu (trú tại xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) cho biết, những ngày gần đây, trên địa bàn liên tục xảy ra động đất. Riêng trận động đất trưa nay (16/5), người dân ở vùng cảm nhận sự rung lắc mạnh.
"Mặc dù những trận động đất xảy ra trên địa bàn thời gian qua chưa gây thiệt hại gì cho người dân nhưng chúng tôi cũng khá hoang mang, lo lắng khi thấy động đất mạnh", anh A Kiểu nói.
Dẫn tin từ Báo Đại Đoàn Kết, theo thống kê, trong 5 ngày qua, trên địa bàn huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) liên tiếp diễn ra hơn 10 trận động đất. Trước đó, chỉ trong 4 ngày từ 12/5 - 15/5, trên địa bàn huyện này cũng liên tiếp xảy ra 9 trận động đất có độ lớn từ 2.6 đến 3.2 độ richter. Riêng 2 ngày đã xảy ra 6 trận, tuy nhiên các trận động đất trên đều không gây thiệt hại về người.
Viện Vật lý Địa cầu ghi nhận các trận động đất thường xảy ra xung quanh khu vực Thủy điện Thượng Kon Tum và Thủy điện Đắk Đrinh. Trước tình trạng động đất xảy ra liên tục, UBND tỉnh Kon Tum đã yêu cầu chủ đầu tư các công trình thủy điện lắp đặt ngay thêm các trạm quan sát động đất theo kiến nghị của đoàn kiểm tra thuộc Viện Vật lý Địa cầu.
Động đất tại Kon Plông, Kon Tum được Viện Vật lý Địa cầu nhận định là động đất kích thích, xảy ra do hồ chứa thủy điện tích nước gây áp lực lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới, khiến động đất xảy ra sớm hơn so với hoạt động tự nhiên.