Cách lạy Phật đúng nhất mang lại nhiều ơn ích khi đi lễ chùa

Xã hội 05/02/2025 09:13

Việc lễ Phật, lạy Phật đúng cách sẽ mang đến công đức và phúc lành vô lượng. Vì thế khi đi lễ chùa cần đặc biệt chú ý cách lạy.

Tại sao phải lễ Phật đúng cách?

Cách lạy Phật đúng Pháp gọi là “ngũ thể đầu địa” hay năm vóc sát đất, tức là năm phần trên cơ thể của mình tiếp xúc với đất gồm: trán, hai bàn tay, hai đầu gối.

Lễ hay lạy thể hiện sự quy kính của chúng ta đến với đối tượng mà mình lễ, lạy. “Quy” là hướng về, “kính” là sự tôn kính, làm thấp mình xuống và tôn người kia cao lên. Khi mình lễ ai thì chắp tay hướng về phía người đó. Cho nên, khi lễ Phật đúng cách, chúng ta đang hướng tâm về Phật, hạ thấp mình xuống để tôn kính Phật lên.

Lễ Phật đúng cách cùng với tâm thành kính dâng lên Đức Phật sẽ được phúc báu rất lớn, bởi khi mình thấp người lễ Phật, mình cung kính sát đất, kính lễ một đấng tôn quý thì sẽ được tăng trưởng công đức và phúc báu rất nhiều. Đây cũng là cách để thân và tâm đều cung kính lễ Phật.

Cách lạy Phật đúng nhất mang lại nhiều ơn ích khi đi lễ chùa - Ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn: Phật giáo)

Cách lạy Phật đúng nhất khi đi lễ chùa

Đầu tiên, chúng ta bước chân ra một chút sao cho khoảng cách hai chân hơi rộng. Hai tay chắp trước ngực, các ngón tay khép vào nhau, lòng bàn tay chạm vào nhau đặt giữa ngực. Lưng ở tư thế thẳng đứng.

Bước 1: Từ ngực, đưa hai tay lên trước mặt, đặt hơi chéo. Đầu ngón tay chạm vào giữa hai lông mày ở trên trán. Đầu hơi cúi nhẹ xuống.

Đưa hai tay lên trước mặt, đầu ngón tay chạm vào giữa hai lông mày, hơi cúi nhẹ xuống

Đưa hai tay lên trước mặt, đầu ngón tay chạm vào giữa hai lông mày, hơi cúi nhẹ xuống

Bước 2: Đưa hai tay xuống vị trí giữa ngực, mắt nhìn thẳng hướng về phía trước, hoặc ngước lên tượng Phật, hình Phật, mắt nhìn theo. Trở về tư thế như điểm xuất phát đầu tiên.

Bước 3: Khuỵu gối xuống nhẹ nhàng. Khi khuỵu chân xuống thì hai đầu gối chạm vào nhau, quỳ thẳng đứng. Hai tay vẫn chắp trước ngực. Mặt hướng thẳng về phía trước hoặc ngước lên trên tượng Phật, hình Phật, mắt nhìn theo.

Bước 4: Hai bàn chân duỗi thẳng ra sau, người đẩy ra phía sau, quỳ ngồi xuống sao cho mông chạm vào hai gót chân. Lưng vẫn giữ thẳng.

Bước 5: Từ từ lễ xuống, trán chạm đất. Đồng thời hai tay tách ra hạ xuống đất, lòng bàn tay úp sấp, chạm đất, khuỷu tay cũng chạm đất, hai bàn tay đặt sát đầu. Mông vẫn giữ ở tư thế chạm vào gót chân, không chổng lên cao.

Bước 6: Từ từ nhấc người lên, quỳ ngồi như bước 3, lưng thẳng đứng. Mặt hướng ra phía trước, hai tay buông thẳng.

Bước 7: Đẩy người ra phía sau, đồng thời, hai bàn chân co lại, hai đầu gối nhấc lên để mông chạm vào hai gót chân. Hai tay vẫn buông thẳng, dọc theo người. Người ở tư thế cân bằng, mắt hướng lên tượng Phật.

Bước 8: Từ từ đứng dậy, hai bàn tay dần chắp vào nhau, đặt ở vị trí giữa ngực. Hai gót chân chạm xuống đất, trở về vị trí như điểm xuất phát ban đầu. Mắt nhìn thẳng hướng về phía trước hoặc ngước lên trên tượng Phật, hình Phật.

Sau khi lễ Phật xong chúng ta xá xuống một xá. Khi xá, tay vẫn để ở vị trí trước ngực, cổ tay xoay nhẹ xuống. Vai và đầu cũng cúi xuống vừa phải, không cúi thấp quá.

Trong trường hợp lễ từ hai lễ trở lên không cần xá mỗi khi xong một lễ mà chỉ đến lễ cuối cùng chúng ta mới xá Phật. Còn trường hợp lễ một lễ xong thì xá Phật luôn.

Phụ nữ "đến tháng" đi chùa được không, cần lưu ý điều gì?

Nhiều phụ nữ đến tháng e ngại không dám đến chùa hay tụng kinh, lễ Phật,… vì sợ bị Phật quở trách. Sự kiêng cữ này có đúng không?

TIN MỚI NHẤT