Cô gái này làm tiếp viên hàng không từ năm 1995 - 2021, dành gần 1.022 giờ trên máy bay mỗi năm. Một nửa thời gian được dành cho các chuyến bay đường dài.
- Duy trì lối sống lành mạnh, người phụ nữ bàng hoàng nhận tin mắc ung thư vú: Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu thường bị bỏ qua
- Đi khám sức khỏe, 2 người cùng gia đình bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Theo VnExpress dẫn nguồn từ Yonhap, Hàn Quốc cho biết một tiếp viên hàng không hãng Korean Air đã mắc ung thư dạ dày do nhiễm bức xạ vũ trụ và tử vong.
Kết luận được Ủy ban Đánh giá bệnh tật của Cơ quan Phúc lợi và Bồi thường cho người lao động Hàn Quốc đưa ra ngày 6/11. Tiếp viên họ Song làm việc từ năm 1995 đến năm 2021, dành hơn 1.000 giờ trên máy bay mỗi năm. Một nửa thời gian đó, tiếp viên thực hiện các chuyến bay đường dài tới châu Mỹ và châu Âu.
Theo Ủy ban, tuyến đường đi qua Bắc Cực thường được coi là nơi có mức phơi nhiễm bức xạ vũ trụ cao, gấp khoảng 5 lần so với bình thường. Bức xạ vũ trụ ít ảnh hưởng đến những hành khách thỉnh thoảng bay, song cơ quan đã đặt ra mối lo ngại về sự an toàn của các thành viên phi hành đoàn thường xuyên làm việc ở độ cao hàng nghìn mét.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng công nhận nồng độ phóng xạ cao ở Bắc Cực. Điều này là do lượng lớn nguồn hạt nhân của khu vực và tình trạng ô nhiễm phóng xạ.
Dẫn tin từ Tuổi Trẻ Thủ Đô, bức xạ vũ trụ ít ảnh hưởng đến hành khách thỉnh thoảng bay lộ trình này. Tuy nhiên, điều này đặt ra vấn đề an toàn đối với phi hành đoàn thường xuyên làm việc ở độ cao lớn qua đây.
Theo Ủy ban An toàn hạt nhân quốc gia Hàn Quốc, các tiếp viên hàng không bị phơi nhiễm bức xạ vũ trụ ở mức trung bình tối đa là 5,42 millisieverts (mSv)/năm trong giai đoạn 2017 - 2021, cao gấp 5 lần mức bình thường cho phép là 1 mSv/năm.
Korean Air Lines khẳng định hãng đảm bảo phi hành đoàn không bị phơi nhiễm bức xạ vũ trụ vượt quá mức 6 mSv cho phép hằng năm. Theo hãng, hiện vẫn chưa thể khẳng định về mối liên quan giữa bệnh ung thư của cựu tiếp viên hàng không nói trên với bức xạ vũ trụ.
Ủy ban An toàn hạt nhân quốc gia Hàn Quốc đã bác bỏ tuyên bố trên và kết luận rằng có mối liên quan rõ ràng khi xem xét mức phơi nhiễm bức xạ tích lũy vốn có thể cao hơn mức đo được và các môi trường làm việc bất lợi khác, trong đó có các lịch bay đường dài.