Lào Cai, bé gái đang ngủ thì bị rắn dữ vào cắn đến liệt tứ chi, mất hết phản xạ

Tin y tế 20/06/2024 13:21

Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp bị rắn cắn nặng, bệnh nhân nguy kịch, liệt thở hoàn toàn, liệt tứ chi, cơ lực 0/5, mất hết các phản xạ, viêm phổi, xẹp phổi trái.

Theo thông tin từ báo PLO: Sáng 20-6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang cho biết vừa cứu sống cô gái 15 tuổi, người dân tộc thiểu số, ngụ Lào Cai, bị rắn cạp nia cắn trong khi đang ngủ.

Tại khoa cấp cứu, bệnh nhân được chỉ định thở máy, sau đó chuyển sang khoa Hồi sức tích cực - chống độc điều trị.

Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp bị rắn cắn nặng, bệnh nhân nguy kịch, liệt thở hoàn toàn, liệt tứ chi, cơ lực 0/5, mất hết các phản xạ, viêm phổi, xẹp phổi trái.

Theo thông tin từ báo Gia đình và xã hội: Bệnh nhân được chỉ định lọc máu hấp phụ bằng quả lọc MG350 để loại trừ độc chất. Sau 3 quả lọc, tình trạng liệt cơ của bệnh nhân có dấu hiệu cải thiện. Sau 1 tháng điều trị, tình trạng bệnh nhân cải thiện dần, cai được máy thở. Hiện sức khoẻ của bệnh nhân đã ổn định, hôm nay được xuất viện.

Lào Cai, bé gái đang ngủ thì bị rắn dữ vào cắn đến liệt tứ chi, mất hết phản xạ - Ảnh 1
Bé gái nhập viện trong tình trạng nguy kịch (Ảnh: PLO)

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hiếu, Phó Trưởng khoa Khoa hồi sức tích cực - Chống độc, những trường hợp bị rắn cạp nia cắn nếu được cấp cứu và điều trị kịp thời thì có thể hồi phục hoàn toàn không để lại di chứng.

Nếu không được xử trí kịp thời, người bệnh có thể tử vong nhanh do tình trạng liệt cơ hô hấp, hoặc để lại di chứng liệt và hôn mê vĩnh viễn do thiếu oxy não kéo dài.

Được biết, từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận và điều trị khoảng 30 ca bệnh do rắn cắn, chủ yếu là rắn hổ mang. Các loại rắn này cắn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị rắn cắn, đặc biệt là các loại có nọc độc là một tình trạng cấp cứu khẩn cấp. Nếu nghi ngờ bị rắn cắn hoặc gặp các nạn nhân có tình trạng được như mô tả ở trên, cần đưa người đó tới cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời, tránh tổn thất đến tính mạng.

Cách sơ cứu nạn nhân khi bị rắn độc cắn

Việc cần làm là giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Do đó không cần garô, không rạch rộng, không hút máu. Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Theo các chuyên gia, nếu nạn nhân bị nhóm rắn hổ cắn, thời gian bị cắn đến tử vong nhanh nhất khoảng 90 phút, còn các loài rắn khác chậm hơn. Do đó cần phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu hồi sức trước thời gian đó. Tránh đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.

Nhiều trẻ nhập viện vì viêm màng não, bác sĩ cảnh báo việc cần làm ngay để phòng bệnh, tránh biến chứng

Hiện căn bệnh viêm màng não đang có xu hướng gia tăng, đây là căn bệnh rất nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng, vì thế phụ huynh không nên chủ quan với những biểu hiện nghi bệnh.

TIN MỚI NHẤT