Hà Nội: “Dịch chồng dịch”, nhiều bệnh “nóng” hơn Covid-19

Tin y tế 26/10/2022 08:10

Trong khi Covid-19 có dấu hiệu hạ nhiệt thì nhiều dịch bệnh khác lại đang bùng phát mạnh, với số bệnh nhân ghi nhận mỗi tuần vượt 1.000 ca.

Dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát

Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 855 ca mắc Covid-19. Số ca mắc giảm 23,1% so với tuần trước (1.112 ca mắc). Số ca mắc trung bình/ngày là 122 ca/ngày.

Bệnh nhân ghi nhận tại 27/30 quận, huyện, thị xã (trừ Ba Đình, Phú Xuyên, Ứng Hòa không ghi nhận ca bệnh), trong đó một số quận huyện ghi nhận số ca mắc cao như: Đông Anh 87, Nam Từ Liêm 73, Hoàng Mai 68, Bắc Từ Liêm 63.

Trong khi Covid-19 đang hạ nhiệt thì sốt xuất huyếtAdenovirus lại đang bùng phát mạnh, với số bệnh nhân ghi nhận mỗi tuần vượt 1.000 ca.

Hà Nội: “Dịch chồng dịch”, nhiều bệnh “nóng” hơn Covid-19 - Ảnh 1

Hà Nội đứng trước nguy cơ "dịch chồng dịch" (Ảnh minh họa)

Sốt xuất huyết tăng “chóng mặt”

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, Thủ đô ghi nhận 1.420 ca mắc sốt xuất huyết. Tất cả các quận, huyện, thị xã đều có ca bệnh.

Trong đó, bệnh nhân tập trung chủ yếu tại một số quận huyện như Đan Phượng (251), Thanh Oai (142), Phú Xuyên (89), Nam Từ Liêm (79), Đống Đa (63).

Trong tuần, Hà Nội có thêm 38 ổ dịch mới tại Thanh Oai (7), Thanh Trì (6), Bắc Từ Liêm (5), Đan Phượng (4), Đống Đa (2), Thanh Xuân (2), Phúc Thọ (2), Hoài Đức (2), Đông Anh (1), Hà Đông (1), Thạch Thất (1), Nam Từ Liêm (1), Hai Bà Trưng (1), Chương Mỹ (1), Mê Linh (1), Quốc Oai (1).

Hà Nội: “Dịch chồng dịch”, nhiều bệnh “nóng” hơn Covid-19 - Ảnh 2

Số ca mắc sốt xuất huyết tăng "chóng mặt" (Ảnh minh họa)

Cộng dồn 2022, Hà Nội có 8.199 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Số ca mắc tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2021 (2.482 ca mắc, 0 tử vong).

Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện; 517/579 xã, phường, thị trấn. Túyp virus Dengue lưu hành là DENV1 và DENV2, DENV4.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 720 ổ dịch tại 30/30 quận, huyện, thị xã.

Hiện tại còn 156 ổ dịch đang hoạt động, tại 25 quận, huyện, trong đó một số ổ dịch đang hoạt động có nhiều bệnh nhân: thôn Bùng, Phùng Xá, Thạch Thất (173), Ngọc Đình, Hồng Dương, Thanh Oai (49), Phượng Trì, thị trấn Phùng, Đan Phượng(41).

Theo nhận định của CDC Hà Nội, dự báo số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, đặc biệt tháng 11 và 12 tới sẽ là đỉnh điểm của dịch.

Bệnh tay chân miệng tăng gấp 7,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái

Số liệu của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho thấy, trong tuần qua ghi nhận 23 trường hợp mắc, 0 tử vong, số mắc giảm 7 trường hợp so với tuần trước (30/0).

Cộng dồn 2022: 1.543 mắc; 0 tử vong; số mắc tăng gấp 7,5 lần so với cùng kỳ năm 2021 (206/0).

Dịch do Adenovirus bùng phát mạnh ở nội thành

Theo số liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến 16/10, Hà Nội đã ghi nhận 3.938 bệnh nhân dương tính với Adenovirus (ghi nhận thêm 1.168 trường hợp so với số báo cáo ngày 5/10).

Các bệnh nhân dương tính Adenovirus phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã, đã có 3 trường hợp tử vong (Mỹ Đức (1), Phú Xuyên (1), Tây Hồ (1)).

Một số quận huyện ghi nhận số ca mắc cao như: Hoàng Mai (356), Hà Đông (312), Đống Đa (302), Nam Từ Liêm (289), Thanh Xuân (262).

Hà Nội: “Dịch chồng dịch”, nhiều bệnh “nóng” hơn Covid-19 - Ảnh 3

30/30 quận, huyện, thị xã tại Hà Nội đã có ca mắc Adenovirus (Ảnh minh họa)

Đáng chú ý, CDC Hà Nội nhận định, hiện nay, thời tiết tại Hà Nội đang vào thời điểm giao mùa Thu - Đông. Đây là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh lây lan và phát triển. Dự báo số ca mắc Adenovirus có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Theo các chuyên gia, bệnh do Adenovirus là bệnh truyền nhiễm đã lưu hành từ lâu, không phải là bệnh mới nổi.

Các tổn thương thường gặp nhất do mắc Adenovirus là viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), các bệnh lý ở đường tiêu hóa (tiêu chảy, nôn, buồn nôn…), viêm bàng quang, viêm màng não...

Các chuyên gia cho biết, hiện chưa có vaccine phòng ngừa Adenovirus, vì thế cách tốt nhất để kiểm soát bệnh lây lan là phát hiện sớm, cảnh giác với các yếu tố lâm sàng, yếu tố dịch tễ; tuân thủ các biện pháp dự phòng thường quy đồng thời tuân thủ tiêm chủng các vaccine phòng bệnh đang sẵn có.

Nhiều người bị cô đặc máu, suy đa tạng khi mắc sốt xuất huyết, cần tránh điều gì để bệnh không chuyển nặng

Khi bị sốt xuất huyết, nếu không theo dõi, chăm sóc và điều trị đúng cách có thể khiến bệnh trở nặng, dẫn đến hạ tiểu cầu, suy đa tạng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

TIN MỚI NHẤT