Tình hình dịch sốt xuất huyết có chiều hướng tăng cao, đặc biệt, ở một số quận huyện ở mức đáng báo động.
- Bệnh nhân ngừng tuần hoàn vì ngộ độc methanol: Thường xuyên uống rượu không kiểm soát
- Danh sách 45 điểm tiêm vaccine COVID-19 xuyên Tết 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Theo thông tin từ VTV, trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, trong tuần 1 (từ ngày 2/1 đến 8/1), thành phố ghi nhận 763 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 3 lần với cùng kỳ năm 2022, giảm 29% so với trung bình 4 tuần trước, số ca nội trú giảm 42,4% và ngoại trú giảm 12,7%; không ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết Dengue.
Trong tuần 1, toàn thành phố ghi nhận 27 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 16 phường, xã thuộc 6/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức.
Cũng theo Zing News, tổng số ổ dịch được xử lý phun hoá chất trong tuần là 72 và không có phường, xã nào xử lý ổ dịch diện rộng. Tổng cộng có 98 lượt diệt lăng quăng tại các ổ dịch, điểm nguy cơ.
Về số lượng ca bệnh, HCDC ghi nhận quận 5 có số ca tăng ở mức ngưỡng báo động, quận 7 cũng có xu hướng tăng.
Ngoài ra, 3/312 phường, xã có số ca bệnh tăng ở mức ngưỡng báo động là phường 13 (quận 5), xã An Nhơn Tây, xã Phước Thạnh (huyện Củ Chi). Các khu vực có số ca bệnh tăng ở mức báo nguy hoặc cảnh báo so với trung bình 4 tuần trước là phường 5, phường 7 (quận 5); xã Đa Phước (huyện Bình Chánh); xã Tân Thạnh Tây, (huyện Củ Chi); thị trấn Hóc Môn (huyện Hóc Môn); phường Bình Thuận (quận 7).
Trong năm 2022, dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp và có xu hướng lan rộng ở khắp cả nước. Trong báo cáo tổng hợp cuối năm của Bộ Y tế, trong năm này, cả nước ghi nhận 314.271 trường hợp mắc, 115 ca tử vong do sốt xuất huyết. TP.HCM chiếm tỷ lệ cao nhất về tổng số ca mắc.
Bộ Y tế nhận định nguyên nhân của tình trạng này được nhận định là dịch sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, điều kiện thời tiết hiện nay thuận lợi cho lăng quăng, muỗi truyền bệnh phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh và gia tăng sự giao lưu, đi lại của người dân sau dịch Covid-19.