Số ca mắc mới tăng vọt lên hơn 3.000 ca/ngày, đặc biệt ghi nhận thêm bệnh nhân tử vong. Những người thuộc nhóm nguy cơ cao cảnh báo cần tiêm phòng vắc-xin COVID-19 kịp thời.
- Nóng: Ngày 5/5, ca COVID-19 mới tăng lên 3.399, cao nhất hơn 6 tháng qua
- Chất Ketamin trong vụ nam phi công nghi dùng nguy hiểm như thế nào?
Theo đó, bản tin phòng chống covid-19.topic'>dịch COVID-19 ngày 5/5 của Bộ Y tế cho biết có 3.399 ca mắc mới COVID-19, tăng hơn 1.000 ca so với hôm qua và là ngày có số mắc cao nhất trong hơn nửa năm qua; Bệnh nhân thở oxy cũng tăng lên 161 ca, cao nhất trong thời gian gần đây. Trong ngày ghi nhận 1 ca tử vong tại Hải Dương.
Trước đó, thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã ký công văn số 2639/BYT-KCB về việc tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, Bộ Y tế cho biết hiện nay, tình hình bệnh dịch COVID-19 và các bệnh có nguy cơ lây nhiễm khác vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Để bảo đảm an toàn, giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và các bệnh dịch khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tuân thủ nghiêm các biện pháp kiểm soát lây nhiễm COVID-19, các bệnh lây nhiễm, đặc biệt tuân thủ vệ sinh tay và sử dụng khẩu trang.
Tăng cường thực hiện các biện pháp sàng lọc, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện để kịp thời phát hiện, cách ly sớm các ca bệnh có nguy cơ lây nhiễm. Tăng cường bảo vệ người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao như người bệnh nặng, thận nhân tạo, người cao tuổi, phụ nữ có thai....
Thống kê từ Bộ Y tế cũng chỉ ra, hầu hết các trường hợp tử vong vì Covid-19 thời gian qua có điểm chung là chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng Covid-19 và có bệnh nền, có trường hợp mới chỉ tiêm 3 mũi, thậm chí có trường hợp người cao tuổi nhưng mới chỉ tiêm 2 mũi.
Thông tin từ Sở Y tế TPHCM cũng chỉ rõ, có đến 90,5% ca mắc Covid-19 nằm viện có bệnh nền, nhiều nhất là tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2, tiếp đó là bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư, gan, mạch máu não… Hiện nay, Sở Y tế TPHCM đang sẵn sàng kích hoạt Bệnh viện Dã chiến số 13 khi Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới có trên 50 ca nặng.
Bên cạnh đó, để tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, và nhất là triển khai hiệu quả “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”, Sở Y tế TPHCM đã lên các phương án, chủ động rà soát tình trạng tiêm vaccine phòng Covid-19 của người dân thuộc nhóm nguy cơ khi đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Hiện vaccine vẫn có hiệu quả trong công tác phòng bệnh, và chưa phát hiện thêm các biến chủng khác, nên các biện pháp phòng bệnh hiện nay vẫn được áp dụng như cũ theo khuyến cáo của Bộ Y tế là vaccine, khẩu trang và khử khuẩn.
Những đối tượng nguy cơ cao dễ bị tổn thương như người già, người bệnh nền, phụ nữ có thai, người bị suy giảm miễn dịch cần tuân thủ tiêm vaccine theo khuyến cáo đủ liều, đúng lịch. Đây là nhóm đối tượng khi nhiễm dễ chuyển nặng, làm tăng số bệnh nhân cần điều trị tại cơ sở y tế, có thể dẫn đến quá tải hệ thống y tế và tăng tỷ lệ tử vong.
PGS. TS Trần Đắc Phu lý giải: “Tiêm vaccine phòng Covid-19 đã giúp Việt Nam chuyển từ giai đoạn zero Covid-19 sang giai đoạn thích ứng an toàn hiệu quả, vừa kiểm soát dịch bệnh vừa phát triển kinh tế. Tuy nhiên, miễn dịch của vaccine phòng Covid-19 không thật bền vững. Sau 4-6 tháng, miễn dịch giảm đi rất nhiều và cần tiêm nhắc lại. Lịch tiêm nhắc lại được khuyến cáo tiêm sau mũi cuối cùng đã tiêm khoảng 6 tháng. Như vậy, những người đã tiêm mũi vaccine cuối cùng cách đây 6 tháng có thể tiêm bổ sung. Vaccine có hiệu quả giảm triệu chứng nặng, giảm nhập viện và giảm tỷ lệ tử vong.