Trước nguy cơ dịch bệnh diễn biến phức tạp, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế đã đưa ra khả năng về việc bùng dịch lớn sau dịp nghỉ lễ 30/4-1/5?
- Dịch COVID-19 tại TP. HCM tăng cao, có đến 185 ca mắc mới, 46 trường hợp phải hỗ trợ hô hấp chỉ trong một ngày
- 8 nguyên tắc để thích ứng an toàn với đại dịch COVID-19
Trước nguy cơ lây lan dịch Covid-19 trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 sắp tới, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam thông tin trên Báo SGGP cho biết, dù số ca mắc có gia tăng nhưng khả năng dịch bùng phát lớn, gây quá tải cho hệ thống y tế hay số ca tử vong tăng mạnh như đợt dịch ở TPHCM và nhiều tỉnh phía Nam năm 2021 là khó xảy ra.
Hiện biến chủng phụ dù lây lan nhanh nhưng vẫn là biến thể của chủng Omicron, chủ yếu gây bệnh nhẹ, không gây ra triệu chứng nặng. Tuy nhiên, ngành y tế cần đánh giá lại nguy cơ của Covid-19 xem liệu có xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm, gây diễn biến nặng, các triệu chứng nguy hiểm hay có thể vô hiệu hóa vaccine chúng ta đang sử dụng hay không. Từ đó có cảnh báo cho người dân, đưa ra các phản ứng phù hợp để chủ động trong công tác phòng chống dịch.
Sở Y tế TPHCM cũng đã có văn bản gửi Sở GD-ĐT, Sở LĐTB-XH về việc tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh trong trường học với danh sách 16 bệnh truyền nhiễm quản lý trong trường học bao gồm: sởi, tay chân miệng, rubella, ho gà, bạch hầu, quai bị, thủy đậu, cúm (A, B), sốt xuất huyết, viêm họng nhiễm siêu vi, tả, não mô cầu, viêm não virus, viêm phổi virus nặng, bệnh nặng không rõ nguyên nhân và Covid-19.
Cũng theo VTV, ngày 19/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung chủ trì cuộc họp trực tuyến với các huyện, thành phố trong tỉnh để kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Lưu Trung cho rằng, covid-19.topic'>dịch COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát với các biến thể mới... Do đó, các ngành, các cấp, địa phương phải xác định công tác phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn hiện nay vẫn là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và người dân.
Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát, nhất là trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lưu Trung đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác thông tin, truyền thông, nâng cao cảnh giác của người dân trước đại dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác; tiếp tục bám sát, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và các bộ, ngành Trung ương về chủ động phòng, chống COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.
Các sở, ngành, địa phương quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 101/KH-UBND, ngày 14/4/2022 của UBND tỉnh Kiên Giang về thực hiện chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, tập trung các nhiệm vụ: Rà soát các phương án phòng, chống dịch COVID-19 theo các kịch bản, chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực, trang thiết bị, phương tiện, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm… theo phương châm "4 tại chỗ"; thống kê, rà soát và tiếp tục tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; quyết tâm không để tồn vaccine…
Theo báo cáo của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Kiên Giang, từ ngày 14/3 đến 13/4/2023, tỉnh không phát hiện ca mắc mới. Ngày 14/4/2023, tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang phát hiện 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 của tỉnh còn chậm ở các nhóm đối tượng từ 12 tuổi trở lên đối với mũi 3 (đạt trên 68%) và cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi với mũi 2 (đạt trên 87%).