Ngày càng có nhiều tài liệu y khoa cho thấy việc bị mắc COVID-19 làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường, các bệnh liên quan đến tim mạch, hệ thần kinh lâu dài.
- Diễn biến dịch COVID-19 và các bệnh ngày càng trở nên phức tạp: Bộ Y tế có chỉ đạo mới
- 4 nhóm đối tượng nguy cơ cao khi mắc COVID-19 và 20 loại bệnh thuộc 1 trong 4 đối tượng
Chuyên gia Kirsty Short - nhà virus học tại Đại học Queensland (Australia), người đã nghiên cứu mối liên hệ giữa virus và bệnh tiểu đường, cho biết COVID-19 có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 mạnh nhất ở trẻ em. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy tình trạng này cũng xảy ra ở cả người lớn.
Theo nghiên cứu do Canada công bố trong tuần trước, có tới 1/20 trường hợp mới mắc bệnh tiểu đường có thể liên quan đến COVID-19. Những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường có thể gặp như tổn thương giảm thị lực, tăng huyết áp, tổn thương thần kinh ngoại biên gây tê bì tay chân, tổn thương thận dẫn đến suy thận, xơ vữa mạch máu gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não và có thể gây tử vong.
Ngoài tiểu đường, Tổ chức Đột quỵ của Australia cũng cảnh báo nguy cơ đột quỵ gia tăng liên quan đến COVID-19 có thể tác động đáng kể đến gánh nặng do đột quỵ trong tương lai.
Trong khi đó, Viện Khoa học Thần kinh và Sức khỏe Tâm thần Florey của nước này cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy COVID-19 dẫn đến các vấn đề về thần kinh lâu dài, điều rất đáng lo ngại.
Cơ quan Y tế bang Victoria của Australia thậm chí còn cho rằng định nghĩa quốc gia về "COVID kéo dài" (hiện vẫn chưa được chính thức đưa ra) nên bao gồm cả các triệu chứng "COVID kéo dài" và các tình trạng hậu COVID..., chẳng hạn như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đau tim và đột quỵ.
Hiện nhiều người ở Australia đang kêu gọi chính phủ tiến hành cuộc điều tra và nghiên cứu trên toàn quốc về tình trạng “COVID kéo dài." Chính phủ nước này đã cam kết chi 50 triệu AUD (hơn 33 triệu USD) cho nghiên cứu trên.
Trước đó, tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định, lượng kháng thể từ việc chích ngừa COVID-19 không duy trì lâu dài mà sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 tăng cường mũi 3, mũi 4 sẽ làm tăng hiệu lực bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể sản xuất đủ kháng thể chống lại vi rút SARS-CoV-2 và việc tiêm kết hợp các loại vắc-xin COVID-19 khác nhau được cho là an toàn và hiệu quả.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em có thể được chủng ngừa COVID-19 một cách an toàn. Nếu bạn bị mắc COVID-19 sau khi được tiêm vắc-xin, bạn có nhiều khả năng bị nhẹ hoặc không có triệu chứng hơn là khi bạn chưa được tiêm. Những người bị suy giảm miễn dịch ở mức độ trung bình hoặc nặng nên được ưu tiên tiêm một liều bổ sung vắc-xin phòng COVID-19 sau 1 đến 3 tháng.
Năm 2020, nhóm nhà nghiên cứu Israel cho biết liều tiêm tăng cường bằng vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 và biến thể Omicron do 2 hãng Pfizer và BioNTech hợp tác bào chế để đã giúp giảm mạnh tỷ lệ nhập viện ở những bệnh nhân cao tuổi.
Kết quả cho thấy tỷ lệ nhập viện ở những bệnh nhân trên 65 tuổi đã được tiêm liều vaccine tăng cường giảm 81% so với những người đã tiêm ít nhất 2 mũi vaccine, nhưng chưa được tiêm vaccine thể lưỡng trị.
Các thống kê của nhiều quốc gia từ đầu dịch đến nay phát hiện đa số bệnh nhân tử vong đều mắc phải một hoặc nhiều bệnh nền.
Người già vốn dễ mang bệnh nền hơn người trẻ, đó có thể là một phần lý do khiến họ gặp nguy cơ lớn.
Cơ quan Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã thống kê một danh sách bệnh nền/thể trạng dễ khiến bệnh nhân COVID-19 trở nặng, áp dụng cho bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi.
Theo đó, cụ thể có những bệnh sau:
1. Đái tháo đường.
2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác.
3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).
4. Bệnh thận mạn tính.
5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.
Những người mắc đái tháo đường; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Ung thư, đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi; Bệnh thận mạn tính; Béo phì, thừa cân... sẽ có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc COVID-19.
6. Béo phì, thừa cân.
7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim).
8. Bệnh lý mạch máu não.
9. Hội chứng Down.
10. HIV/AIDS.
11. Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ).
12. Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác.
13. Hen phế quản.
14. Tăng huyết áp.
15. Thiếu hụt miễn dịch.
16. Bệnh gan.
17. Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.
18. Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
19. Các bệnh hệ thống.
20. Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.
Theo CDC, danh sách bệnh trên mang mục đích tham khảo cho các bác sĩ để họ có hướng điều trị thích hợp cho bệnh nhân COVID-19; đồng thời cảnh báo người bệnh có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm.