Bé trai 1 tháng tuổi bị bảo mẫu rung rắc: Bác sĩ cảnh báo những nguy hiểm gì về hành động đó?

Tin y tế 01/06/2023 16:53

Sau khi đoạn clip bảo mẫu có hành vi rung lắc bé trai 1 tháng tuổi được lan truyền trên MXH, mới đây, các bác sĩ đã có những thông báo về hành động cực kỳ nguy hiểm này.

Theo thông tin từ VTV News, vào rạng sáng 31/5, bảo mẫu Vũ Khánh Ch. (21 tuổi, quê Nam Định) đang nằm ngủ cùng  bé trai 1 tháng tuổi tại một căn hộ Chung cư HH Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội bất ngờ thức giấc, quay sang phía em bé và bế lên nhưng lắc rất mạnh. Người này còn sử dụng tay để vỗ lưng cho bé, sau đó tiếp tục lắc mạnh theo hình vòng tròn nhiều lần, khiến đứa trẻ sợ hãi, khóc ré lên.

Bé trai 1 tháng tuổi bị bảo mẫu rung rắc: Bác sĩ cảnh báo những nguy hiểm gì về hành động đó? - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Sau đó, anh N.V.B (31 tuổi, trú tại một căn hộ trên) đến Công an phường Hoàng Liệt trình báo nghi vấn con trai của mình bị bảo mẫu được thuê 60 triệu/ tháng bạo hành.

Hiện CA đang tạm giữ chị Vũ Khánh Ch. để làm rõ nghi vấn người này có hành vi bạo hành trẻ em.

Theo nguồn tin từ VietNamNetbác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho rằng hành động rung rắc của bảo mẫu đối với trẻ dưới 12 tháng là cực kỳ nguy hiểm do thóp còn non chưa hoàn chỉnh.

Bé trai 1 tháng tuổi bị bảo mẫu rung rắc: Bác sĩ cảnh báo những nguy hiểm gì về hành động đó? - Ảnh 2
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM - Ảnh: Internet

Đây là hội chứng rung lắc ở trẻ em đã được cảnh báo rất nhiều nhưng người lớn còn chủ quan hoặc không biết. Nhiều cha mẹ có thói quen bế con lên và rung lắc. Khi rung lắc như vậy, khoảng cách giữa sọ và não gây nên dao động như bạn lắc ca nước. Sau rung lắc 1 đến 2 giờ, trẻ có thể quấy khóc, bỏ ăn, thay đổi tri giác, co giật. Trường hợp trầm trọng, trẻ có các biểu hiện ngừng thở, tím tái, hôn mê… khi đó, nếu không cấp cứu kịp, trẻ có thể tử vong. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị ảnh hưởng bởi hành động rung lắc.

Ngoài ra, Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng cho biết, hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 9 tháng. Tại Mỹ, người ta thống kê ước chứng mỗi tháng có 100 bệnh nhi bị hội chứng này, khoảng 1/4 trong số đó tử vong.

Bé trai 1 tháng tuổi bị bảo mẫu rung rắc: Bác sĩ cảnh báo những nguy hiểm gì về hành động đó? - Ảnh 3
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga (Bộ Quốc phòng) - Ảnh: Internet

Đồng thời, bác sĩ Hoàng cho rằng do hộp sọ của trẻ mềm và lớn hơn nhiều so với tổ chức não, khoảng cách giữa nhu mô não và hộp sọ của trẻ lớn. Khi rung lắc sẽ gây va đập giữa nhu mô não và hộp sọ. Hậu quả tương tự như khi người lớn bị chấn thương sọ não. Do trọng lượng của đầu của trẻ bằng khoảng 1/4 cơ thể, cột sống cổ và các dây chằng chưa vững chắc, dễ chấn thương.

Khi trẻ bị rung lắc, ngoài va đập khiến đụng dập tổ chức não, các mạch máu bị tổn thương gây xuất huyết, tạo thành các đám máu tụ, gây tăng áp lực nội sọ.

Bố của bé 1 tháng tuổi nghi bị bạo hành: 'Bảo mẫu liên tục khóc, tỏ ra hoảng loạn, đòi tự tử bằng dao, nhảy lầu'

Vào ngày 1/6, bố của cháu bé 1 tháng tuổi bị bạo hành kể lại khi hay tin về sự việc.

TIN MỚI NHẤT