Bé 2 tuổi bị chó nhà cắn rách mặt: Vết thương sâu, rộng, chảy nhiều máu

Tin y tế 09/08/2023 10:41

Gia đình đã đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để cấp cứu, khâu 5 mũi.

Theo thông tin từ Người Lao Động, này 9/8, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Đồng Nai cho hay một trường hợp bé trai 2 tuổi trú tại phường Tân Hòa, TP Biên Hòa vừa bị chó nhà nghi bị bệnh dại cắn.

Theo chị D. (mẹ bé),  gia đình chị nuôi 3 con chó. Chúng được thả, xích trong sân nhà, không ra ngoài đường. 

Vừa qua, một trong số 3 con chó đang nằm dưới gầm ô tô thì con trai chị chạy đến chơi. Bất ngờ, bé bị chó cắn, cào rách má trái.

Do vết thương rộng, sâu, chảy nhiều máu nên gia đình chị D. đã tiến hành sơ cứu rồi đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để cấp cứu, khâu 5 mũi.

Phía gia đình đã đưa con đi tiêm phòng dại tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai. Con chó cắn bé trai sau đó có biểu hiện hung hăng, vùng vằng, cắn xé đồ đạc. 4 ngày sau khi cắn em bé thì con chó chết. 2 con chó còn lại đang được gia đình chị D. xích lại để theo dõi.

Bé 2 tuổi bị chó nhà cắn rách mặt: Vết thương sâu, rộng, chảy nhiều máu - Ảnh 1
Vết thương trên mặt bé - Ảnh: VTV

Dẫn tin từ VTV, BS.CKI Đậu Ngọc Trung, Trưởng Khoa Phòng chống dịch bệnh – HIV/AIDS, Trung tâm Y tế TP. Biên Hòa cho biết: Hiện nay, mầm bệnh dại đã lưu hành trong đàn chó, mèo, vì vậy người dân cần chủ động quan tâm và thực hiện các khuyến cáo của ngành chức năng để đảm bảo phòng bệnh hiệu quả. Phòng thú y thành phố cũng đã đồng loạt tiêm phòng dại cho đàn chó mèo tại các phường như Tân Phong, Trảng Dài, An Bình… Tuy nhiên, tình trạng mang chó từ nơi này qua nơi khác khi người dân di chuyển cũng sẽ khiến cho mầm bệnh có nguy cơ lây lan.

Hiện thành phố Biên Hòa có 39 phòng khám thú y cùng với trạm thú y TP. Biên Hòa có dịch vụ tiêm ngừa bệnh dại cho chó mèo, nên người dân có thể đưa vật nuôi của mình đến để tiêm ngừa vaccine.

Hà Nội: Sau 1 ngày nhập viện vì tay chân miệng, bé trai 10 tháng tuổi đột ngột chuyển nặng, tăng huyết áp, phải thở máy ngay

Sau 1 ngày điều trị, bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu chuyển độ nặng của bệnh tay - chân - miệng, như: mạch nhanh 200 lần/phút (bình thường khoảng 80 - 130 lần/phút), sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ sốt, suy hô hấp tiến triển, huyết áp tăng.

TIN MỚI NHẤT