Đề xuất không bán và cho thuê nhà cao tầng nội đô với người ngoại tỉnh để hạn chế tăng dân số

Thị trường 30/10/2018 06:05

Để hạn chế tăng dân số cơ học vào nội đô, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, đề xuất chỉ bán, cho thuê nhà cao tầng nội đô cho người có hộ khẩu thường trú tại phường, quận có dự án… nhằm hạn chế tối đa tăng dân số cơ học vào nội đô trong việc quản lý xây dựng nhà cao tầng khu vực nội đô lịch sử.

Hội thảo “Quản lý phát triển công trình cao tầng khu vực nội đô lịch sử mở rộng TP Hà Nội” diễn ra mới đây, các chuyên gia, KTS, nhà quản lý cho rằng, cách đây 20 năm, Hà Nội chỉ lác đác vài công trình nhà cao tầng. Sau 20 năm, mặc dù trong các văn bản của Thủ tướng cho đến Hà Nội về phát triển đô thị đều nhấn mạnh hạn chế nhà cao tầng trong nội đô. Thế nhưng, tại các văn bản pháp lý quy hoạch “chỉ bố trí nhà cao tầng ở một số vị trí thích hợp”, “công trình nhà cao tầng tạo điểm nhấn” mà không cấm đã được các chủ đầu tư vận dụng để nhà cao tầng mọc lên ồ ạt trong nội đô.

Trong bài tham luận tại hội thảo, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng việc xây dựng nhà cao tầng ở Thủ đô đặc biệt là khu nơi đô thị là yêu cầu khách quan phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là xây nhà cao tầng ở nội đô ở đâu, mật độ tầng cao thế nào để đảm bảo yêu cầu “Dân tộc, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, ngàn năm văn hiến” đặc biệt liên quan đến khu phố cổ và trung tâm chính trị Ba Đình lịch sử. Đồng thời, việc xây dựng nhà cao tầng trong khu vực nội đô lại không làm tăng dân số, không gây ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. 

Đề xuất không bán và cho thuê nhà cao tầng nội đô với người ngoại tỉnh để hạn chế tăng dân số - Ảnh 1

Nhà cao tầng mọc lên ồ ạt trong nội đô và tồn tại nhiều vi phạm như toà 8B Lê Trực. 

 Phân tích về việc, xây nhà cao tầng có mâu thuẫn với mục tiêu giảm dân số nội đô (từ 1,2 triệu xuống còn 0.8 triệu), Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng khẳng định: “Thực tế đã chứng minh quy định này hầu như không thực hiện được”.

hạn chế tối đa tăng dân số cơ học vào nội đô được ông Hùng đưa ra các giải pháp như: chỉ bán, cho thuê nhà cao tầng nội đô cho người có hộ khẩu thường trú tại phường, quận có dự án. Tốt nhất là phục vụ di dân phố cổ chứ không phải là dân phố cổ phải đi sang Long Biên, Gia Lâm, còn người ngoại tỉnh lại di dân vào Trung tâm thì sẽ không thành công.

Ngoài ra, theo ông Hùng, khi cải tạo, xây dựng khu chung cư cũ, dự án tiểu khu đô thị cần chú trọng yêu cầu thành tiểu khu đồng bộ không chỉ là khu nhà ở như trước đây mà là nhà tổng hợp bao gồm các cửa hàng (thậm chí cả 2 tầng có lối lên xuống thống giữa các tầng nhà), các nhà Văn phòng, các công trình phục vụ công cộng đồng bộ như trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, chợ … để dân không phải di chuyển ngang nhiều gây ách tắc giao thông. Cần phải dành quỹ đất nội đô, kinh phí phù hợp, tổ chức đồng bộ mà trước hết là trách nhiện quản lý nhà nước thì mới triển khai hiệu quả nhà cao tầng tại các khu vực này. 

Đề xuất không bán và cho thuê nhà cao tầng nội đô với người ngoại tỉnh để hạn chế tăng dân số - Ảnh 2

Toà nhà cao tầng BIDV nằm cạnh Hồ Gươm. 

 Đặc biệt, dành toàn bộ các khu đất khi di dời các cơ quan, nhà máy, các khu đất trống… để phục vụ quỹ đất xây nhà tái định cư khi cải tạo chung cư cũ, xây thêm các công trình công cộng phục vụ xã hội nhà trẻ, mẫu giáo, cung thiếu nhi, vườn hoa, cây xanh. Từ nay không cấp phép xây thêm nhà cao tầng phục vụ nhà ở thương mại trong khu nội đô từ vành đai I trở vào.

Liên quan tới vấn đề xây dựng nhà cao tầng trong nội đô, ông Hùng cũng cho biết, việc quản lý cấp phép xây nhà cao tầng và xử lý việc xây dựng trái phép đang là vấn đề rất lớn. Hàng loại loạt  dự án xây trái phép vượt tầng, vượt mật độ điển hình là Khu Linh Đàm, 8B Lê Trực và hàng trăm nhà cao tầng chung cư  mini xây vượt vài ba tầng phá vỡ quy hoạch, cảnh quan đô thị đến mức thành phố không thể cấp sổ đỏ… nhưng không được xử lý triệt để gây nhức nhối trong dư luận.

Đề xuất không bán và cho thuê nhà cao tầng nội đô với người ngoại tỉnh để hạn chế tăng dân số - Ảnh 3
Ngày càng nhiều những công trình xây dựng cao tầng tại Hà Nội

“Do hệ thống văn bản pháp luật chậm đổi mới, trong khi yêu cầu thực tế đòi hỏi, yêu cầu cần tạo ra nguồn lực và đôi khi là yêu cầu của các nhà đầu tư nên đã khiến nhiều dự án xây dựng nhà cao tầng phải đi trước quy hoạch một bước. Kết quả có nhiều công trình nhà cao tầng tại các khu vực nội đô chưa phù hợp vị trí quy hoạch, không tạo được cảnh quan kiến trúc đô thị hài hoà; không chú trọng đến môi trường, cảnh quan đô thị”, KTS. Trần Ngọc Chính. 

Cũng nêu ra thực trạng phát triển nhà cao tầng ở Việt Nam, KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, cho biết với khoảng thời gian 20 năm kể từ năm 1998 đến nay, đã có hàng trăm công trình cao tầng (theo quy định từ 9 tầng trở lên) được xây dựng. Nhưng, ngay tại các khu đô thị mới cũng còn nhiều bất cập. Đó là sự thiếu đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật trong khu đô thị với hạ tầng bên ngoài các khu đô thị mà cụ thể là sự liên thông và kết nối giao thông; thoát nước, xử lý nước thải không đảm bảo…

Theo ông Chính, với tốc độ xây dựng như hiện nay, đã có ý kiến đánh giá, cho rằng Hà Nội nói riêng và nhiều đô thị khác nói chung đang thiếu những quy định chặt chẽ để có thể gắn việc phát triển đô thị với sự quản lý kiến trúc nhà cao tầng một cách hợp lý và hiệu quả. Trong khi, các chỉ tiêu về quy hoạch - kiến trúc như hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, tầng cao công trình, khoảng lùi, khoảng cách giữa các tòa nhà lại có vai trò quyết định đến diện mạo đô thị với việc kết nối hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan đô thị, khớp nối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị.

Ngoài ra, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam còn nhận định, đối với các dự án cải tạo chung cư cũ mới chú trọng xây dựng các tòa nhà riêng lẻ, thiếu các mảng xanh, khoảng trống và các công trình tiện ích công cộng. Vì vậy cần phải có quy hoạch tổng thể.

Những mẫu nhà ống 2 tầng giá dưới 300 triệu đẹp hiện đại và sang trọng

Với không gian chật chội của thành phố, để thiết kế một căn nhà 2 tầng vừa đẹp, sang trọng với giá thành xây dựng không quá cao, đòi hỏi cần biết cách tính toán chi ly và hợp lý cho thiết kế căn nhà. Hãy tham thảo ngay những mẫu nhà ống đẹp 2 tầng với giá không quá 300 triệu sau đây.

TIN MỚI NHẤT

6 năm lấy nhau chồng không cho vợ về quê chồng và sự thật đau đớn Tôi và chồng lấy nhau nhưng không được lòng gia đình bên chồng. Ngày trước cha mẹ chồng tôi chê tôi lớn hơn chồng 2 tuổi thì không xứng. Mẹ chồng tôi lại có tiếng khó tính, tôi nghe chồng tôi kể hai chị dâu của anh khổ sở đủ đường với bà. Nhưng chồng tôi thì một mực lấy tôi. Sau đó thì tôi nghe chồng mình nói ông bà không thích tôi về quê, hai người chỉ muốn nhìn cháu và con trai. Tôi nghe vậy cũng buồn lắm. Tính ra tôi cũng xinh xắn, kiếm tiền được, sinh hẳn hai đứa cháu kháu khỉnh. Ông bà cũng chưa từng chung sống với tôi thì làm sao biết tính tôi có tốt hay không? Nhưng dù sao thì cũng là cha mẹ của chồng mình, tôi không thể trách móc mãi. Cho đến nay đã 6 năm, chỉ đúng một lần về quê trước khi cưới, sau đó tôi không hề đặt chân về quê chồng. Dù tôi và chồng đều là dân tỉnh lên Sài Gòn sống nhưng tôi chưa từng phải chịu cảnh ăn Tết nhà chồng. Cứ lễ Tết là chồng tôi lại dẫn con về quê nội, tôi thảnh thơi về quê ngoại. Vài lần tôi nghĩ dù sao mình cũng là phận dâu con nên nói chồng để tôi về thăm cha mẹ chồng. Nhưng chồng tôi khăng khăng từ chối, anh dịu giọng nói không muốn tôi chịu ấm ức, cứ để anh lo là được. Tôi nghe thế mà yên tâm, thấy càng thương chồng hơn. Tôi nào ngờ, người chồng hiền lành của mình lại giấu giếm một bí mật đáng khinh suốt 7 năm chung sống với tôi. Cách đây khoảng 3 tháng, mẹ chồng của tôi nhập viện vì tai biến. Chồng tôi xin nghỉ làm về chăm nom mẹ. Vài ngày sau thì tôi nghe tin mẹ chồng qua đời. Tôi vội vàng bắt xe về quê chồng ngay mà chưa kịp báo với chồng. Qua 3 ngày làm đám tang cho mẹ chồng thì tối hôm đó tôi phát hiện chồng mình lén lút đi ra khỏi nhà từ cổng sau. Tôi linh tính có điều lạ nên bèn đi theo sau anh. Tôi thấy chồng mình đi vào một căn nhà nhỏ, trước sân có một người phụ nữ chống nạn đứng đợi anh - Ảnh minh họa: Internet Tôi thấy chồng mình đi vào một căn nhà nhỏ, trước sân có một người phụ nữ chống nạn đứng đợi anh. Anh đi đến một tay ôm, một tay nắm tay đưa cô ta vào nhà. Tôi đứng ở ngoài nhìn qua ô cửa sổ thì thấy hai người chẳng khác gì cặp tình nhân lâu ngày gặp lại. Không chỉ ôm ấp, họ còn hôn nhau, nói chuyện vui vẻ. Tôi chưa bao giờ thấy chồng mình dịu dàng như thế. Rồi tôi thấy chồng đưa cho cô ta một phong bì, chắc là có tiền trong đó. Đêm đó, sau khi bị tôi truy hỏi không có đường lui thì chồng tôi cũng thú nhận. Người phụ nữ kia là người yêu cũ của chồng tôi. Cả hai từng yêu nhau sâu đậm cho đến khi cô ta bị tai nạn phải cắt mất một chân. Chính điều này khiến cha mẹ chồng tôi không cho phép họ lấy nhau. Sau đó anh bỏ vào Sài Gòn thì gặp được tôi. Anh thú nhận mình vẫn còn tình cảm với tình cũ. Anh tìm cách nói với cha mẹ chồng để tôi không phải về quê anh dịp lễ Tết. Nhưng không phải vì thương tôi, mà là vì anh tìm cơ hội để về thăm người cũ. Anh không chỉ qua lại với cô ta mà còn đưa tiền trợ cấp hàng tháng. Anh cầu xin tôi tha thứ cho anh, người phụ nữ kia rất đáng thương. Cô ta không có gia đình, chân lại tật nguyền, anh chỉ xin tôi cho phép anh phụ giúp cô ta tiền bạc. Anh thề sẽ không bao giờ gặp lại người yêu cũ nữa. Nghe chồng thú tội tới đây thôi mà tôi như chết lặng. Hóa ra suốt 7 năm nay tôi chung sống với người chồng ngoại tình mà không hay biết. Chỉ vì tin những lời ngọt ngào anh nói mà tôi bị lừa dối trắng trợn. Giờ anh còn ra điều kiện phải để anh nuôi cô ta à? Tôi thật sự không thể chịu nổi. Nhưng với dáng vẻ khổ sở của chồng vì cô ta, liệu khi biết tôi không đồng ý thì anh có bỏ vợ con theo bồ không? Vậy tôi phải làm gì đây?

Tâm sự Eva 1 giờ 14 phút trước