Vào ngày 10/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết tiếp nhận một bệnh nhân trong tình trạng chân đứt lìa do tai nạn lao động.
- Để điện thoại cạnh đầu giường, tác hại khôn lường ảnh hưởng sức khỏe
- Ăn phải sinh vật nguy hiểm trong bữa trưa, hai người hôn mê sâu phải nhập viện
Dẫn nguồn tin từ báo Tin Tức, đây là ca bệnh nối chi thể đứt rời thứ 4 được thực hiện thành công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Bệnh nhân là anh L.V.T (58 tuổi, trú tại xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân), trong lúc vận hành máy cắt cây trên đồi trồng keo anh T. bị máy văng vào và cắt đứt lìa đầu dưới cẳng chân phải. Anh T. được đưa vào bệnh viện huyện sơ cứu và chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đêm 18/5.
Đánh giá đây là ca bệnh tổn thương rất phức tạp, có nguy cơ cao phải cắt cụt chân phải, ekip phẫu thuật Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng hội chẩn các chuyên khoa liên quan. Toàn bộ các bác sỹ của ê-kíp nối chi thể khoa Chấn thương và Gây mê hồi sức được điều động khẩn cấp ngay trong đêm để phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân.
Các bác sỹ đã xuyên đêm tiến hành truyền máu, cắt lọc, làm sạch vết thương, phẫu thuật xuyên đinh cố định xương, khâu nối động mạch chày trước, động mạch chày sau, tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch chày trước; nối gân gót, gân chày trước, các gân gấp, gân duỗi chung các ngón, nối dây thần kinh... cho bệnh nhân bằng kính vi phẫu.
Sau 1 tuần tiến hành ca phẫu thuật, toàn trạng bệnh nhân đã phục hồi tốt, lượng máu trở lại bình thường, huyết động ổn định. Phần chân nối của bệnh nhân phục hồi tốt, cẳng bàn chân phải hồng ấm có cảm giác, ngón chân cử động nhẹ nhàng và hồi lưu tốt, tiên lượng diễn biến thuận lợi. Đến ngày 2/6 các bác sỹ tiếp tục thực hiện thêm 1 lần phẫu thuật vá da với diện tích 10cm2 tại phần chân nối bị khuyết da cho bệnh nhân. Hiện tại chân nối của bệnh nhân phục hồi tốt.
Theo nguồn tin ghi nhận trước đó từ báo Nhân Dân, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Viết Ngọc cho biết, tình hình đứt rời chi thể do mất an toàn trong lao động rất thường gặp, nhưng rất hiếm gặp trường hợp đứt rời cả 2 cẳng chân. Đây là trường hợp đầu tiên được trồng lại cả 2 cẳng chân trên một người bệnh ở Việt Nam.
Cuộc phẫu thuật đã được triển khai rất khẩn trương. Chỉ sau vào viện 1 giờ, bệnh nhân được làm những xét nghiệm cơ bản và được đưa lên phòng mổ.
Quá trình sắp xếp kíp phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, phương pháp phẫu thuật hợp lý nên cả 2 cẳng chân đều được tái tưới máu sớm ở giờ thứ 6 và thứ 7 sau tổn thương (chỉ sau khi thực hiện cuộc phẫu thuật 1-2 giờ).
Cũng theo bác sĩ Ngọc, đối với phần chi thể đứt rời lớn và đứt rời nhiều chi thể cùng lúc trên một người bệnh thì việc trồng lại chi thể cần được tính toán rất kỹ. Nếu không cẩn thận trong phẫu thuật sẽ nguy hiểm cho tính mạng người bệnh do hội chứng tái tưới máu kèm theo các độc tố phân hủy từ phần tổ chức chi thể đứt rời.
Đây là trường hợp được ê-kíp tính toán kỹ, chiến thuật xử trí hợp lý, thực hiện đồng thời 2 kíp phẫu thuật để rút ngắn tối đa thời gian tái tưới máu.
Hiện tại bệnh nhân có tình trạng cấp máu cho phần chi trồng lại rất tốt và ổn định, đã cử động gấp được các ngón chân, tiên lượng sẽ phục hồi chức năng tốt.