Nhận biết triệu chứng nhiễm độc và những thực phẩm có nguy cơ chứa độc tố Botulinum theo khuyến cáo của WHO

Sức khỏe 27/05/2023 10:56

Từ đầu năm đến nay, đã xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm do độc tố vi khuẩn Clostridium Botulinum (ngộ độc Botulinum), làm một số người ngộ độc phải nhập viện điều trị, trong đó đã có trường hợp tử vong.

Gần đây nhất, đã lại xuất hiện các ca ngộ độc Botulinum tại TP Hồ Chí Minh do ăn chả lụa bán dạo. Tối 25-5, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TPHCM cho biết, 15 mẫu gồm bánh mì, chả lụa lấy từ thức ăn thừa của bệnh nhân và cơ sở sản xuất đều âm tính, không phát hiện vi khuẩn C. botulinum. Hiện chưa thể xác nhận nguồn gây ngộ độc botulinum cho các bệnh nhân vừa qua là từ đâu.

Chia sẻ với báo Người Lao động, TS-BS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết: Nếu ngộ độc botulinum mà được sử dụng thuốc BAT (thuốc giải độc botulinum đặc hiệu) sớm thì chỉ trong vòng 48-72 tiếng là bệnh nhân có khả năng thoát khỏi tình trạng bị liệt, không phải thở máy. Trong trường hợp không có thuốc giải độc BAT thì phải có điều trị hỗ trợ, chủ yếu là nuôi dưỡng và thở máy. Bởi chất độc botulinum làm tổn thương hệ thần kinh dẫn tới liệt cơ. Khi liệt cơ thì không thể thở được và dẫn tới tử vong.

Thời gian qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) liên tục có công văn gửi các địa phương, đơn vị về việc tăng cường công tác phòng chống ngộ độc do Clostridium Botulinum.

Trước các vụ việc ngộ độc do độc tố Botulinum khiến một số người nhập viện nguy kịch và đã có ca tử vong tại Việt Nam, Tổ chức Y tế thế giới có khuyến cáo phòng ngừa như sau:

Nhận biết triệu chứng nhiễm độc và những thực phẩm có nguy cơ chứa độc tố Botulinum theo khuyến cáo của WHO - Ảnh 1

Để phòng ngừa ngộ độc do vi khuẩn Clostridium Botulinum, người dân cần sớm nhận biết các triệu chứng phổ biến và cảnh giác với các thực phẩm có nguy cơ nguy cơ chứa độc tố Botulinum.

Các triệu chứng phổ biến khi nhiễm độc tố Botulinum bao gồm: Mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt (mất thăng bằng), thường đi kèm với là mờ mắt, khô miệng, khó nuốt và nói, cùng với các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Nhận biết triệu chứng nhiễm độc và những thực phẩm có nguy cơ chứa độc tố Botulinum theo khuyến cáo của WHO - Ảnh 2

Để giảm nguy cơ mắc bệnh này, bạn hãy thực hành chế biến và tiêu thụ thực phẩm đúng cách, lưu ý những loại thực phẩm có nguy cơ chứa độc tố botulinum:

Nhận biết triệu chứng nhiễm độc và những thực phẩm có nguy cơ chứa độc tố Botulinum theo khuyến cáo của WHO - Ảnh 3
 

 

Nhận biết triệu chứng nhiễm độc và những thực phẩm có nguy cơ chứa độc tố Botulinum theo khuyến cáo của WHO - Ảnh 4
 

Để bảo vệ bản thân khỏi ngộ độc thực phẩm nói chung, hãy làm theo 5 chìa khóa an toàn thực phẩm của WHO:

- Giữ tay và các bề mặt sạch sẽ

- Bảo quản riêng biệt thức ăn sống và chín

- Nấu kỹ thức ăn

- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp

- Sử dụng nước sạch và thực phẩm tươi sống.

Độc tố botulinum được tạo ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum và đôi khi bởi những dòng vi khuẩn Clostridium butyricum và Clostridium baratii. Vi khuẩn được tìm thấy tự nhiên ở nhiều nơi, nhưng chúng hiếm khi gây bệnh cho người. Những vi khuẩn này tạo ra bào tử giúp chúng tồn tại trong môi trường, ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt. Các bào tử thường không gây bệnh cho người nhưng trong những điều kiện nhất định có thể phát triển và tạo ra chất độc rất nguy hiểm.

Độc tố của Clostridium botulinum có độc lực mạnh hơn độc tố của tất cả các vi khuẩn khác. Nó chịu được men tiêu hóa và môi trường axit nhẹ của dạ dày, mất tác dụng bởi kiềm và nhiệt độ cao 120 độ C/5 phút hoặc 80 độ C/10 phút hoặc đun sôi trong vài phút.

Người bệnh thường nhiễm độc tố botulinum qua độc tố trong thực phẩm. Tất cả các loại thức ăn nếu bảo quản không tốt đều có thể gây ngộ độc. Nguồn gây bệnh thường gặp là các loại đồ hộp có độ acid thấp như đậu, nô, thịt hộp cá hộp,... Trẻ dưới một tuổi cũng có thể bị ngộ độc độc tố clostridium botulinum nếu sử dụng mật ong, sữa bột chứa C. botulinum dạng nha bào. Nha bào sau khi vào đường tiêu hóa sẽ phát triển và sinh độc tố.

 

Thai phụ 22 tuần nhập viện vì mắc thủy đậu bội nhiễm: Làm gì để tránh nguy cơ?

Thai phụ nhập viện trong tình trạng thuỷ đậu bội nhiễm, các vết thủy đậu chi chít trên người. Bác sĩ đã có những cảnh báo về các trường hợp như trên.

TIN MỚI NHẤT