Người đàn ông 32 tuổi bị SUY THẬN nặng do ăn một loại thịt để bồi bổ cơ thể: Bổ dưỡng thật nhưng nếu ăn sai cách có thể mất mạng bất cứ lúc nào

Sức khỏe 08/03/2022 15:50

Loại thịt này rất giàu dưỡng chất, là món ngon bồi bổ cho cơ thể, tuy nhiên, nếu dùng sai cách có thể dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe.

Thịt cừu không chỉ có thể giúp con người bổ sung dinh dưỡng mà còn có vai trò dưỡng khí, dưỡng huyết, là một loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế tuy thịt cừu là một loại thuốc bổ tốt, chứa nhiều purin (một loại phân tử gồm các nguyên tử cacbon và nitơ được tìm thấy trong RNA và DNA của tế bào), nhưng nếu cơ thể bạn có hàm lượng axit uric cao thì tốt nhất không nên ăn thịt cừu. Trường hợp dưới đây mà một ví dụ như thế: 

Người đàn ông 32 tuổi bị SUY THẬN nặng do ăn một loại thịt để bồi bổ cơ thể: Bổ dưỡng thật nhưng nếu ăn sai cách có thể mất mạng bất cứ lúc nào - Ảnh 1

Ảnh minh họa: Internet

Là nhân viên của một trung tâm mua sắm lớn, anh Triệu (32 tuổi) từ khi bắt đầu làm việc đã rất chăm chỉ, hiện tại anh đã là quản lý cấp trung của trung tâm mua sắm. Do công việc bận rộn nên anh Triệu ngày nào cũng phải tan làm muộn. Nhất là khi mùa cao điểm đến, anh không chỉ giúp các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động mà còn phải tham gia các chương trình khuyến mại nên làm thêm giờ cũng là điều dễ hiểu.

Mặc dù vợ anh cũng thuyết phục chồng mình đổi công việc nhiều lần nhưng đãi ngộ của công việc hiện tại vẫn rất tốt nên anh không thay đổi mà vẫn kiên trì làm. Thấy anh thường xuyên mệt mỏi, vất vả trong công việc hàng ngày, vợ anh thường nấu một số món ăn bồi bổ cho chồng, trong đó điển hình nhất là củ cải hầm với thịt cừu.

Đây không chỉ là món ăn có hàm lượng calo cao mà còn có tác dụng bồi bổ tuyệt vời, anh Triệu cũng rất thích ăn. Khi mùa đông lạnh giá cùng tháng mười hai âm lịch đến, anh Triệu mỗi khi về nhà đều uống một bát súp cừu để làm ấm cơ thể.

Năm ngoái, anh Triệu vô tình bị bệnh gout, không chỉ khớp rất đau mà lòng bàn chân của anh cũng vô cùng khó chịu. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, xác định được lượng axit uric trong cơ thể tăng cao, bác sĩ đã đưa ra phương pháp điều trị cho anh. Kể từ đó, anh Triệu bỏ thuốc lá và rượu bia, bắt đầu chú ý đến sinh hoạt hơn.

Người đàn ông 32 tuổi bị SUY THẬN nặng do ăn một loại thịt để bồi bổ cơ thể: Bổ dưỡng thật nhưng nếu ăn sai cách có thể mất mạng bất cứ lúc nào - Ảnh 2

Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, anh Triệu không biết rằng nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng axit uric cao chính là thịt cừu mà anh thường ăn. Vì vậy sau đó, anh lại bị tái phát bệnh gout, tuy không nghiêm trọng như lần trước nhưng tinh thần không được tốt như trước nên anh lại đến bệnh viện và được bác sĩ kiểm tra. Lần này, bác sĩ cũng tìm hiểu thêm về lối sống của anh đển có thể đưa ra phương pháp điều trị tốt hơn.

Sau khi nghe nói anh Triệu thường ăn thịt cừu thường xuyên, bác sĩ cũng đã cho rằng nguyên nhân khiến bệnh gout của anh nghiêm trọng như vậy phần lớn liên quan đến loại thực phẩm này. Bởi vì axit uric của anh Triệu rất cao, khi ăn nhiều thịt cừu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể, cuối cùng khiến anh bị suy thận. Dưới sự điều trị của bác sĩ, tình trạng của anh Triệu cũng đã cải thiện rất nhiều, nhưng từ đó anh không còn ăn thịt cừu nữa.

2 loại thực phẩm nên tránh xa để thận khỏe mạnh 

1. Thực phẩm nhiều đường

Đối với bệnh nhân có axit uric cao, không chỉ nên ăn ít thịt cừu trong cuộc sống hàng ngày, mà đối với các loại thực phẩm gây axit uric cao khác cũng phải hạn chế. Trong số những thực phẩm làm tăng axit uric cao, thực phẩm chứa nhiều đường là đại diện tiêu biểu nhất. 

Vì lượng đường cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa axit uric của cơ thể cuối cùng dẫn đến tình trạng axit uric cao. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thận mà còn có thể gây ra các bệnh mãn tính khác.

Người đàn ông 32 tuổi bị SUY THẬN nặng do ăn một loại thịt để bồi bổ cơ thể: Bổ dưỡng thật nhưng nếu ăn sai cách có thể mất mạng bất cứ lúc nào - Ảnh 3

Để tránh những nguy cơ đến sức khoẻ về lâu về dài, mọi người nên cố gắng ăn càng nhiều trái cây tươi, rau quả và tránh ăn những thực phẩm nhiều đường. Những thực phẩm này không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn hạn chế tối đa lượng đường nạp vào cơ thể, tốt cho người bị suy thận.

2. Thực phẩm ngâm chua

Nên tránh sử dụng các loại thực phẩm muối chua trong các bữa ăn hàng ngày, vì chất nitrit trong các loại thực phẩm này dễ gây ung thư. Ngoài ra, hàm lượng muối trong dưa chua cũng rất cao, không chỉ dễ dẫn đến huyết áp cao mà còn làm tăng axit uric trong cơ thể, từ đó dẫn đến các bệnh mãn tính khác nhau trong đó có bệnh gout. Những cơn đau kiểu này nếu không được người bệnh quan tâm kịp thời còn có thể dẫn đến suy thận.

Trong số các món ngâm chua thì cải chua, đậu chua là phổ biến nhất, ngoài ra kim chi cải thảo cũng rất được người ưa chuộng. Mặc dù người dân thường nghĩ những món dưa muối này rất ngon nhưng trong quá trình chế biến những món ăn này có nhiều bước không đảm bảo vệ sinh, dễ khiến cơ thể mắc các bệnh khác nhau. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải kiểm soát lượng thức ăn ngâm chua.

Người đàn ông 32 tuổi bị SUY THẬN nặng do ăn một loại thịt để bồi bổ cơ thể: Bổ dưỡng thật nhưng nếu ăn sai cách có thể mất mạng bất cứ lúc nào - Ảnh 4

Ngoài ra, khi ăn đồ chua chung với thịt không chỉ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa mà còn làm tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc đường tiêu hóa, làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày, viêm đường tiêu hóa, sinh ra các triệu chứng tiêu chảy. Một khi bệnh chuyển biến nặng hơn có thể dẫn đến các bệnh mãn tính khác, hậu quả để lại cũng vô cùng nghiêm trọng.

4 "nên" giúp phòng ngừa bệnh suy thận

1. Ăn uống lành mạnh

Trong quá trình phòng ngừa suy thận, chú ý đến chế độ ăn uống cũng là điểm mấu chốt nhất, đặc biệt là những thực phẩm có axit uric cao, càng phải tránh xa càng tốt. Loại thực phẩm này không chỉ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa mà còn dễ khiến thận bị tổn thương. Thay vào đó, bổ sung thêm nhiều chất xơ sẽ tốt cho thận của bạn.

2. Uống nhiều nước

Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, axit uric phần lớn được đào thải qua nước tiểu, vì vậy mọi người nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Điều này không chỉ có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể mà còn đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric ra ngoài, làm giảm hàm lượng axit uric trong cơ thể người một cách hiệu quả. 

3. Tập thể dục đều đặn

Ngoài việc chú ý đến thói quen ăn uống, người cao tuổi cũng nên xây dựng thói quen thể dục thể thao đều đặn, điều này cũng có tác dụng rất tốt trong việc đào thải axit uric trong cơ thể. 

Sở dĩ có khuyến cáo này chủ yếu là do người cao tuổi có thể trạng yếu hơn và khả năng đào thải axit uric cũng kém hơn. Chỉ bằng cách uống nhiều nước và đổ mồ hôi nhiều hơn, chúng ta mới có thể thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric.

4. Khám sức khỏe thường xuyên

Nếu có điều kiện, mọi người cũng nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm, đặc biệt là khám siêu âm B để có thể phát hiện ra các bệnh lý về thận một cách tối đa. Điều này không chỉ giúp phòng ngừa sớm và điều trị sớm mà còn tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Nếu phát hiện ra bệnh thận cần điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài.

(Theo Toutiao)

Bia vì sức khỏe? bạn đã nghe bao giờ chưa? Điểm qua các nhãn hàng sản xuất 'đồ uống có cồn' trên cơ sở 'tôn trọng' sức khỏe của người dùng

Đây là sản phẩm bia không đường, không calo, uống không say, có mùi vị lúa mạch. Điều đáng chú ý là các thông tin về lượng đạm, lượng đường, chất béo có trong sản phẩm đều bằng 0. Đối với người không biết uống bia thì đây là lựa chọn hoàn hảo vì có thể dễ dàng thưởng thức được hương vị bia mà không sợ bị say hay bị tăng cân.

TIN MỚI NHẤT