Uống nước buổi sáng đã tốt nhưng nếu bạn bổ sung vào nước những thứ sau đây thì sẽ có tác dụng hạ đường huyết, giảm béo hiệu quả.
- Thân nhiệt thích hợp ở người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai là bao nhiêu?
- Không chỉ gieo rắc nỗi kinh hoàng khi lây nhiễm, các di chứng hậu COVID-19 đang khiến cả thế giới 'khiếp sợ' sẽ ảnh hưởng đến cơ thể trong bao lâu?
Cơ thể con người được cấu tạo chủ yếu bởi các phân tử nước, và nước chiếm khoảng 70% cơ thể con người. Trong lịch sử y học hiện đại, đã có một phát hiện lớn rằng nước có tác dụng trong việc điều trị các bệnh thoái hóa của cơ thể con người. Ngoài ra, nước còn có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể.
Chính vì thế khi bạn mệt, bạn bị cảm, bạn bị đau... nước lọc đều là loại nước được khuyên dùng nhiều nhất. Nước lọc có thể chống cảm lạnh, giữ ấm, giảm đau... là thức uống lý tưởng để bắt đầu ngày mới, nhưng nếu bạn bổ sung những thứ sau đây khi nước vừa đun sôi và thưởng thức khi nước đã nguội bớt thì sẽ có tác dụng hạ đường huyết, giảm béo hiệu quả.
Thêm 1 "thứ" vào nước nóng sẽ thành "thuốc hạ đường huyết", giải độc cơ thể
1. Nước nóng lúa mạch
Vào mỗi buổi sáng, nếu bạn thêm lúa mạch vào khi nước vừa được đun sôi, nó có thể giúp bạn nhanh chóng loại bỏ độc tố trong cơ thể do nó có tính thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Ngoài ra, uống trà lúa mạch thường xuyên giúp tiêu sưng, khử ẩm.
Theo NDTV, nước nóng lúa mạch là công thức tuyệt vời để giảm cân và hạ đường huyết bởi lúa mạch có chứa nhiều chất xơ không hòa tan. Chất xơ này được khuyến khích cho bệnh nhân tiểu đường vì nó giúp ổn định lượng đường huyết. Các đặc tính chống oxy hóa của lúa mạch cũng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Tuy nhiên bạn cần uống trà lúa mạch không đường để đạt được lợi ích. Cần lưu ý lúa mạch là thực phẩm có tính lạnh, không thích hợp với phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
2. Nước nóng trà xanh
Cho trà xanh khô vào nước nóng không chỉ tạo hương vị cho thức uống mà còn có tác dụng cực lớn trong việc giảm đường huyết. Những lợi ích giảm đường huyết của trà xanh chủ yếu là do hoạt động chống ô xy hóa của polyphenol và polysaccharid. Hai chất chống ô xy hóa này cũng có hiệu quả trong việc kiểm soát mức huyết áp và giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể.
Không những vậy, thưởng thức trà xanh mỗi sáng còn được chứng minh rằng đem lại tác dụng ngăn ngừa sự phá hủy tế bào, phòng bệnh tim mạch, ung thư và ngăn ngừa quá trình lão hóa do chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Chất phenol có trong trà xanh giúp giải độc gan, đốt cháy mỡ thừa và giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn.
3. Nước nóng râu ngô
Bộ phận bổ dưỡng nhất của bắp ngô không phải là hạt mà lại chính là phần râu ngô. Cách làm nước râu ngô rất đơn giản. Bạn chỉ cần đun nước thật sôi, sau đó bỏ vào ấm một ít râu ngô tươi. Đậy nắp và đun sôi trong vòng vài phút đến khi nước chuyển sang màu nâu, bốc ra mùi thơm râu ngô thì tắt bếp. Đợi nước nguội và thưởng thức.
Trong nước râu ngô có chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin K, vitamin C... và các vi chất ở dạng tự nhiên. Phụ nữ chăm uống nước râu ngô sẽ kéo dài được tuổi thanh xuân giúp làn da căng bóng, mịn màng và đảm bảo sức khỏe.
Một nghiên cứu của Mỹ trên động vật cho thấy râu ngô có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu, chính vì vậy nó được tin rằng rất thích hợp dùng cho người bị tiểu đường.
Nước râu ngô còn chứa rất ít calo, đồng thời tăng cảm giác no, cải thiện sự trao đổi chất của chị em... chính vì thế tiêu thụ nước râu ngô là một cách giảm cân rất khoa học.
Lưu ý: Sử dụng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng liên tục trong khoảng 10 ngày, sau đó hãy ngưng khoảng một tuần rồi mới tiếp tục, tránh trường hợp bị rối loạn điện giải.