Với sự thay đổi của các mùa, thời tiết thất thường và ô nhiễm gia tăng, đã góp phần cho sự xuất hiện của một loại vi-rút mới – H3N2. Nó đang lan rộng ở một số vùng của nhiều nơi và các chuyên gia y tế khuyến khích mọi người nên tự có các biện pháp đề phòng và bảo vệ sức khỏe của chính mình và các thành viên trong gia đình.
- Các bậc cha mẹ không phải lúc nào cũng nhận ra con mình đang có ý định tự tử!
- 6 lời khuyên giúp giảm mỡ bụng và giữ dáng ở độ tuổi 40 cho các chị em!
Nội dung bài viết
- Cúm H3N2 là gì?
- Các triệu chứng khi mắc h3n2.topic'>cúm H3N2
- Các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm H3N2
- Trẻ em và nguy cơ mắc cúm H3N2
- Phụ nữ mang thai và nguy cơ mắc cúm H3N2
Với các trường hợp các ca nhiễm virus H3N2 ngày càng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều nước, các chuyên gia y tế đã chia sẻ về những gì mà chúng ta cần biết và cần thực hiện để bảo vệ mình khỏi loại cúm mới này. Cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Cúm H3N2 là gì?
Cúm H3N2 là một phân nhóm của vi-rút cúm A gây bệnh đường hô hấp ở người. Tiến sĩ Yogesh Gupta, Bác sĩ chuyên khoa giải thích rằng loại vi-rút này đã từng gây ra các đợt bùng phát cúm theo mùa trong quá khứ. Loại virus này có khả năng biến đổi và làm phát sinh các chủng mới, có thể gây nguy hiểm hơn đối với sức khỏe con người.
Bệnh cúm H3N2 được biết là đã gây ra đại dịch vào năm 1968. Kể từ đó, virus này đã gây ra dịch bệnh ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta đã chuẩn bị tốt hơn để đối phó với nó. Khả năng virus này trở thành dịch bệnh ít có khả năng xảy ra hơn. Tuy vậy, vẫn chẳng dễ chịu gì khi hệ thống miễn dịch của bạn gặp sự cố bởi con virus này.
Và với bất kỳ bệnh do virus đường hô hấp nào, trẻ em, người lớn trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh đi kèm đều có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Đặc biệt là trong năm nay, sau covid-19, do ít tiếp xúc và thiếu khả năng miễn dịch, loại virus này đang gây ra các ca nhiễm trùng nặng hơn thường thấy. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến loại virus H3N2 này!
Các triệu chứng khi mắc cúm H3N2
Các triệu chứng nhiễm của bệnh cúm H3N2 có thể so sánh với các triệu chứng của các loại vi-rút cúm khác. Trong đó, triệu chứng ho liên tục và khó thở chính là dấu hiệu chính của bệnh. Thông thường, cơn ho có thể kéo dài từ ba đến bốn tuần.
Ngoài ra, các triệu chứng của việc nhiễm virus H3N2 còn bao gồm: sốt, đau họng, ho, đau đầu, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi và buồn ngủ, đau bụng, nhức mỏi cơ thể, buồn nôn, tiêu chảy, ớn lạnh,...
Các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm H3N2
Các chuyên gia khuyến nghị áp dụng các biện pháp phòng ngừa tương tự đã được áp dụng trong thời kỳ Covid-19. Đó là:
- Sử dụng khẩu trang đặc biệt ở những không gian trong nhà đông đúc như trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, khán phòng,...
- Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh và mọi người cũng nên ở nhà nếu bị ốm để ngăn chặn sự lây lan của virus.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước.
- Ngoài ra, hãy tránh các thực phẩm chứa nhiều đường và muối để giảm tình trạng mất nước. Uống nhiều nước, ăn trái cây và rau lá xanh. Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ ngon.
Trẻ em và nguy cơ mắc cúm H3N2
Virus ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em có thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Theo bác sĩ Amit Kaul, Chuyên gia tư vấn cấp cao về Nhi khoa cho biết: “Trẻ em mắc bệnh hen suyễn và các bệnh kèm theo như béo phì, các vấn đề về thần kinh và bệnh tim có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn.”
Ở trẻ em, một số triệu chứng sớm của việc nhiễm virus H3N2 có thể không được chú ý vì không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế về các triệu chứng như ho, sốt nhẹ đến trung bình hoặc đau họng ở trẻ em. Trong đó, sốt trong trường hợp này có thể cao tới 40-40,5 độ C và có thể đi kèm với các triệu chứng khác như nôn mửa, đi phân lỏng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ em cũng có thể bị co giật. Những triệu chứng này đôi khi kéo dài và có thể kéo dài tới 2 tuần.
Các chuyên gia y tế khuyến nghị trẻ em nên được tiêm vacxin cúm thường xuyên để tăng khả năng miễn dịch. Đồng thời, tuyệt đối không gửi trẻ đến trường khi xuất hiện các triệu chứng mắc virus, để ngăn ngừa tình trạng lây lan và giúp trẻ được điều trị một cách tốt nhất.
Phụ nữ mang thai và nguy cơ mắc cúm H3N2
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nguy cơ nhiễm virus H3N2 cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, bác sĩ Madhuri Mehendale - Bác sĩ Phụ khoa & Sản khoa cũng chia sẻ: “Nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, vì vậy nếu họ biểu hiện các triệu chứng của việc nhiễm virus H3N2 thì bạn nhất định phải tìm đến sự chăm sóc của các chuyên gia y tế.”
Việc điều trị cho phụ nữ mang thai mắc virus H3N2 cũng giống như những người khác, họ phải ưu tiên nghỉ ngơi, dinh dưỡng và uống nhiều nước. Đồng thời cần tránh tiếp xúc với những người bị bệnh khác.
Trên đây là tất tần tật những điều bạn cần biết về bệnh cúm H3N2, các triệu chứng và cách phòng ngừa loại virus này. Với thời tiết thất thường như hiện nay và với tình hình ca nhiễm ngày càng gia tăng, thì việc tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân chính là việc thiết yếu. Hy vọng những thông tin mới được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích tới quý bạn đọc nhé!