Mức tiêu thụ thịt hiện tại của chúng ta cao gấp 2 đến 4 lần so với khuyến nghị. Điều này ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
- Nếu muốn sống thọ, phụ nữ trên 50 tuổi có "4 món phải tránh - 2 loại thịt nên ăn nhiều": Chịu khó áp dụng còn giúp sản xuất collagen để trẻ lâu
- Người đàn ông 32 tuổi bị SUY THẬN nặng do ăn một loại thịt để bồi bổ cơ thể: Bổ dưỡng thật nhưng nếu ăn sai cách có thể mất mạng bất cứ lúc nào
Tiêu thụ thịt đang dần tăng lên và tác động của nó đối với sức khỏe đã làm nảy sinh các nghiên cứu dịch tễ học đề xuất giảm tổng lượng tiêu thụ thịt và đặc biệt là tiêu thụ thịt chế biến.
Tại Tây Ban Nha, vào năm 2021, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Thực phẩm, mức tiêu thụ thịt là 50 kg người/năm, tức là trung bình là gần 1 kg mỗi tuần. Tính đến con số cuối cùng, lượng thịt tiêu thụ ở Tây Ban Nha sẽ là mức tiêu thụ thịt cao nhất trong toàn bộ Liên minh Châu Âu, tiếp theo là Bồ Đào Nha, Ba Lan và Áo.
"Chúng ta đang tiêu thụ nhiều hơn gấp đôi đến gấp bốn lần số lượng thịt so với lượng khuyến nghị tối đa"
Nếu bạn nghi ngờ liệu số lượng thịt tiêu thụ đó là quá nhiều hay quá ít, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên tiêu thụ dưới 500 g thịt mỗi tuần, ưu tiên các loại thịt trắng và giảm thiểu các loại thịt chế biến sẵn. Nói cách khác, chúng ta đang tiêu thụ nhiều hơn gấp đôi đến gấp bốn lần so với lượng khuyến nghị tối đa (không có số lượng tối thiểu, vì các chất dinh dưỡng có trong thịt có thể được lấy từ các thực phẩm khác).
Có rất nhiều đánh giá khoa học đã được ủy quyền để nghiên cứu mối quan hệ giữa việc tiêu thụ thịt và ảnh hưởng đến sức khỏe. Mặc dù vẫn còn một cuộc tranh luận mở về một số vấn đề nhất định liên quan đến tiêu thụ thịt, nhưng có một sự thật được đồng thuận: thịt đã qua chế biến là những loại có nhiều rủi ro nhất. Các bằng chứng khoa học có sẵn cho thấy việc tiêu thụ thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư vú, đại trực tràng, ruột kết, trực tràng, tuyến tụy, hầu họng, túi mật, dạ dày và ung thư phổi. Việc tiêu thụ nó cũng liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ tử vong toàn cầu, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, tỷ lệ tử vong do ung thư, đột quỵ và tiểu đường.
Về thịt đỏ chưa qua chế biến, một số phân tích tổng hợp có liên quan cho thấy rằng việc tiêu thụ thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư vú, nội mạc tử cung, đại trực tràng, ruột kết, trực tràng, phổi và ung thư biểu mô tế bào gan. Ngoài ra nó cũng làm gia tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh tiểu đường loại II.
Ở một khía cạnh khác, theo các bằng chứng có sẵn cho đến nay, có vẻ như việc tiêu thụ thịt trắng không liên quan đến sự gia tăng các bệnh lý này. Tuy nhiên, khi chúng ta nói về tổng lượng thịt tiêu thụ, nó có liên quan tích cực đến việc tăng nguy cơ đột quỵ, tiểu đường, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú và ung thư phổi. Vì vậy chúng ta cần quan tâm đến tổng lượng thịt tiêu thụ.
Tóm lại, thịt ở mức dinh dưỡng không thiết yếu. Giảm tổng lượng tiêu thụ thịt liên quan đến vấn đề sức khỏe, giảm tiêu thụ thịt đỏ và giảm thiểu tiêu thụ thịt chế biến càng nhiều càng tốt.
Nên bắt đầu từ đâu?
Để làm được điều này, chúng ta phải bắt đầu bằng cách xem xét việc mua sắm và những lần ghé thăm các quán ăn, đồng thời chúng ta phải thay thế bằng các lại thực phẩm mới để có thể áp dụng điều này vào thực tế. Mặt khác, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tăng tần suất tiêu thụ các món ăn chế biến từ cây họ đậu với rau (hoặc các món ăn có chứa các thành phần trên) trong thực đơn hàng tuần để thay thế việc tiêu thụ thịt một cách tự nhiên.