Hậu Covid-19 ở trẻ nhỏ: Kiểm tra sức khỏe, tránh hội chứng viêm đa hệ thống

Sức khỏe 02/03/2022 17:29

Theo các chuyên gia y tế, trẻ nhỏ mắc COVID-19 thường ở thể nhẹ và nhanh phục hồi hơn người lớn. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là một số ít trẻ chịu ảnh hưởng của tình trạng hậu COVID-19, nhất là Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C).

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta vào khoảng 19,2% (tương đương khoảng hơn 490.000 trẻ). Trong số này có khoảng 4,8% trẻ từ 13 - 17 tuổi; 8% trẻ 6 - 12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3 - 5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0 - 2 tuổi.

Theo các chuyên gia y tế, trẻ nhỏ mắc COVID-19 thường ở thể nhẹ và nhanh phục hồi hơn người lớn. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là một số ít trẻ chịu ảnh hưởng của tình trạng hậu COVID-19, nhất là Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Vì vậy, các gia đình có trẻ nhỏ từng mắc bệnh COVID-19 không được chủ quan.

Hậu Covid-19 ở trẻ nhỏ: Kiểm tra sức khỏe, tránh hội chứng viêm đa hệ thống - Ảnh 1Trẻ nhỏ có thể bị mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) sau khi đã khỏi bệnh COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định: Hậu COVID-19 có thể kéo dài hoặc xuất hiện những triệu chứng mới. Nguyên nhân do độc tố của virus cũng như virus còn tồn tại trong cơ thể, ngoài ra còn do biểu hiện của vấn đề đáp ứng miễn dịch.

Những biểu hiện của hậu COVID-19 thường xảy ra đối với với trẻ nhỏ như: Khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, tim đập nhanh, nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc; ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung tư tưởng và rối loại giấc ngủ; rối loạn tiêu hóa như nôn, đau bụng, tiêu chảy; có thể gặp dấu hiệu sốc…

"Đối với trẻ em, hậu COVID-19 có thể xuất hiện hội chứng viêm đa hệ thống, tổn thương đến tim, phổi, thận, mạch máu,… Vì vậy khi trẻ có tình trạng như đỏ da, khó thở, mệt mỏi thì phải đưa con đi khám xem có mắc hội chứng viêm đa hệ thống hay không", PGS. TS Bác sĩ Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết.

Khi trẻ em được chẩn đoán sớm, phát hiện sớm, kịp thời được điều trị thì khả năng phục hồi tốt. Lưu ý, thông thường sau khi trẻ có kết quả xết nghiệm âm tính từ 2- 6 tuần nếu biểu hiện như trên cần cho trẻ đi khám để được điều trị sớm.

Thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương mới đây cho thấy: Nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao liên tục, sốt rét run, ho, chảy nước mũi, nôn, mắt phù nề, viêm kết mạc.

Qua thăm khám, các bác sĩ tại đây chẩn đoán trẻ bị mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) sau khi đã khỏi bệnh COVID-19 một thời gian dài.

 

Cũng theo PGS. TS Trần Minh Điển, chúng ta nên tập trung cho nhóm nguy cơ và nhóm yếu thế đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng. Nếu trẻ được tiêm chủng đầy đủ thì các biến chứng của bệnh sẽ giảm đi. Tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch 5K, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

"Tỷ lệ mắc COVID-19 ở trẻ em xu hướng gia tăng vì hiện nay chưa có vắc xin tiêm, uống cho trẻ, việc tiêm vaccine phòng bệnh, ngăn ngừa nhiễm bệnh là cách tốt nhất để nhằm hạn chế sự lây nhiễm, ngăn ngừa hội chứng hậu COVID-19", TS Trần Minh Điển nhấn mạnh.

7 thứ nên ăn, 3 món cần tránh khi F0 điều trị tại nhà

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng với sức khỏe của mỗi người, đặc biệt với F0 việc tuân thủ tốt về dinh dưỡng còn mang ý nghĩa như một "liều thuốc'' cực kỳ hiệu quả trong điều trị Covid-19.

TIN MỚI NHẤT