Ở bất kì độ tuổi nào, trẻ cũng được cảnh báo có nguy cơ mắc ung thư, thậm chí, số lượng không giảm trong nhiều năm qua.
- Rộ tin uống thuốc tránh thai “khử” nồng độ cồn: Tăng ngộ độc, nguy hiểm tính mạng
- Vì sao có những người thường xuyên ngứa tai?
Theo Tiền Phong, trong năm 2021, ước tính có 15.590 trẻ em và thanh thiếu niên (0-19 tuổi) bị chẩn đoán ung thư ở Mỹ. Trong đó 0-14 tuổi khoảng 10.500 bị chẩn đoán ung thư và ước tính tử vong 1.190 trẻ vì căn bệnh này. Độ tuổi 15-19 tuổi, khoảng 5.090 trẻ được chẩn đoán và 590 trẻ tử vong vì ung thư.
Hầu hết các bệnh ung thư ở trẻ em có thể được chữa khỏi bằng thuốc chung và các hình thức điều trị khác bao gồm phẫu thuật và xạ trị. Điều trị ung thư trẻ em có thể có hiệu quả chi phí trong tất cả các mức thu nhập.
Chẩn đoán chính xác là điều cần thiết để điều trị cho trẻ em bị ung thư vì mỗi bệnh ung thư đòi hỏi một chế độ điều trị cụ thể có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị, hoá chất liều cao + ghép tế bào gốc..., tiếp cận chẩn đoán hiệu quả, thuốc thiết yếu, giải phẫu bệnh, các chế phẩm máu, xạ trị, tâm lý xã hội và chăm sóc hỗ trợ là khác nhau và không công bằng trên toàn thế giới.
Cha mẹ hãy cho trẻ đi khám ngay chuyên khoa ung bướu trẻ em nếu trẻ có các biểu hiện sau:
- Có khối u hoặc sưng nề bất thường ở ổ bụng, bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
- Sốt kéo dài không lý giải được.
- Mệt mỏi, xanh xao, sút cân nhanh.
- Dễ xuất hiện vết bầm tím, chảy máu không lý giải được.
- Đau kéo dài không lý giải được, đau đầu kèm nôn.
- Thay đổi đột ngột khả năng thăng bằng hoặc hành vi, tính tình, khả năng học.
- Đầu bị sưng nề.
- Xuất hiện vệt sáng trắng ở mắt.
- Bất cứ lúc nào cha mẹ nghi ngờ.
Trẻ em có một trong những dấu hiệu trên trong vài ngày hoặc vài tuần, cần phải cho đi khám để phát hiện các triệu chứng của bệnh.
Cũng theo Dân Trí, Theo GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, khoảng 50% bệnh nhi ung thư mắc ung thư máu và ung thư hạch. Số còn lại gồm các loại bướu đặc. Khác hẳn người lớn, bướu mọc từ các tế bào non thời kỳ thai phôi gọi là bướu nguyên bào ở trẻ từ 0-5 tuổi, nằm ở thận, mắt, ở gan, buồng trứng và tinh hoàn. Các bướu não gặp ở trẻ em bất kể tuổi nào.
Dưới đây là những bệnh ung thư thường gặp nhất ở trẻ em và cách phát hiện sớm:
1. Bệnh bạch cầu
Đây là loại ung thư thường gặp nhất ở trẻ em, còn gọi là ung thư máu. Nguyên nhân là do tủy xương sản sinh các bạch cầu bất thường, chúng không thực hiện đúng chức năng bình thường của tế bào bạch cầu, và ngày càng lấn chiếm các tế bào bạch cầu lành khác khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng.
Triệu chứng nhận biết: Cha mẹ hãy chú ý khi con bị sốt dai dẳng, dễ bầm tím, mệt mỏi, làn da nhợt nhạt, sụt cân, dễ chảy máu và bầm tím, đau xương khớp, vv… và đưa con đi khám ngay khi có những triệu chứng này.
2. Ung thư hạch (u lymphô)
Dấu hiệu cảnh báo ung thư hạch là trẻ bị sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, sút cân…
Loại ung thư này phát sinh từ hệ miễn dịch (hệ lymphô). Nhiều tế bào lymphô bất thường sản sinh lan tràn khắp cơ thể đe dọa tính mạng.
Các triệu chứng gồm: hạch to không đau ở cổ, nách, bẹn, sụt cân không lý do; nóng sốt; đổ mồ hôi đêm; ho khó thở đau ngực; mệt mỏi, đau và đầy bụng.
3. U não
Bệnh u não là loại u đặc hay gặp nhất và là loại u thường gặp ở trẻ em, chỉ đứng hàng thứ hai sau bệnh ung thư máu. Các bậc phụ huynh chớ coi thường khi thấy con thường xuyên bị nhức đầu, nôn mửa, thay đổi tính tình, có vấn đề về tầm nhìn hoặc ngôn ngữ. Hãy đưa con đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Triệu chứng thường gặp của ung thư não ở trẻ em là đau đầu, tầm nhìn giảm, gặp vấn đề về ngôn ngữ.
Triệu chứng thường gặp của ung thư não ở trẻ em là đau đầu, tầm nhìn giảm, gặp vấn đề về ngôn ngữ.
4. Bướu Wilms (ung thư thận)
Bướu Wilms, còn gọi là Bướu nguyên bào thận, là một trong những ung thư thường gặp nhất ở trẻ em. Bướu thường gặp ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi, là ung thư thận thường gặp nhất ở độ tuổi này.
Dấu hiệu cha mẹ cần chú ý: trẻ đau bụng hoặc bụng to, bác sĩ khám có thể thấy bướu ở bụng. Thông thường bướu Wilms được phát hiện khi cha mẹ thấy trẻ đau bụng hoặc bụng to, hoặc bác sĩ khám thấy bướu ở bụng. Trẻ có thể bị nóng sốt, tiểu ra máu…
Với trẻ, tiến triển của bệnh ung thư khá phức tạp do khối u thay đổi dựa theo tốc độ phát triển của bé. Ngoài việc thẩm định tình trạng thể chất, trẻ còn cần được làm xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu, chụp CT hoặc chụp X-quang, lấy mô khối u để khám nghiệm bằng kính hiển vi (chẩn đoán bệnh lý học).
Một số trẻ cần phải làm sinh thiết tủy xương. Việc xét nghiệm chẩn đoán ban đầu có tính chất sống còn trong việc điều trị hiệu quả các bệnh ung thư nhi nhằm chọn đúng phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hay tiến hành ghép tủy. Nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm, trẻ có nhiều cơ hội được cứu sống hơn.