‘Vua bóng đá’ Pele qua đời sau thời gian chống chọi với ung thư ruột kết đã trở nên di căn và không thể đáp ứng thuốc, đó là một căn bệnh nguy hiểm hàng đầu hiện nay đang được các chuyên gia cảnh báo.
- 5 thói quen hàng ngày ngừa và trị đau lưng, càng duy trì tốt càng khỏe mạnh
- Thai phụ tiền sản giật nặng ngay mùng 1, kiên quyết không chịu mổ vì kiêng đẻ
Pele được ví là cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử, người duy nhất trong lịch sử chạm tay vào cúp vô địch World Cup. Đến cuối đời, “vua bóng đá” phải chiến đấu với bệnh ung thư ruột.
Theo Zing News, vào thời điểm Pele được phẫu thuật cắt bỏ khối u ruột kết, bệnh viện chia sẻ huyền thoại bóng đá người Brazil thậm chí còn phải hóa trị. Trên trang cá nhân, Pele từng nói rằng ông đang "khỏe và cảm thấy tốt hơn mỗi ngày".
Tuy nhiên, ông được chẩn đoán mắc thêm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do nhiễm Covid-19. Kể từ đó, Pele chưa một lần xuất viện và sức khỏe của ông ngày càng yếu đi.
Các chuyên gia y tế cho rằng việc vào hóa trị không mang lại kết quả như kỳ vọng của họ. Do đó, sức khỏe của Pele có nhiều chuyển biến xấu và đến ngày 30/12 theo giờ Hà Nội, nam danh thủ trút hơi thở cuối cùng, con gái của ông xác nhận trên trang cá nhân. Đó là một tin vô cùng buồn bã đối với cả thế giới.
Ung thư ruột kết nguy hiểm như thế nào?
Theo Thanh Niên, ung thư ruột kết thường bắt đầu từ những polyp không phải ung thư hình thành bên trong đại tràng. Theo thời gian, một số polyp này có thể phát triển thành ung thư.
Polyp có thể nhỏ và gây ra ít triệu chứng. Vì lý do này, các bác sĩ khuyên nên kiểm tra sàng lọc thường xuyên để giúp phát hiện và loại bỏ polyp trước khi chúng biến thành ung thư.
Tuổi từ 45 trở lên: Ung thư ruột kết có thể xảy ra ở mọi lứa, thường gặp nhất là ở tuổi từ 50. 80% các ca ung thư đại trực tràng được chẩn đoán sau tuổi 55, tuổi trung bình mắc ung thư đại trực tràng là 74. Hiện nay, theo ghi nhận tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng ở người dưới 50 tuổi tăng 22%, chiếm khoảng 10% tổng số các ca mới mắc ung thư đại trực tràng ở tất cả các lứa tuổi. Thậm chí gần đây nhất Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận bệnh nhân 15 tuổi mắc ung thư đại trực tràng.
Ở nước ta tỉ lệ mắc và tử vong do ung thư đại trực tràng cũng khá cao, năm 2020, số ca mắc và tử vong do ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 ở cả 2 giới chiếm 9% tổng số ca mới mắc các bệnh ung thư và 6,7% ca tử vong.
Người bị polyp đại tràng: Những người này sẽ có nguy cơ mắc ung thư ruột kết cao hơn.
Người bị viêm đại tràng mạn tính: Người bị viêm loét đại tràng và viêm ruột Crohn, có thể có nguy cơ cao mắc ung thư ruột kết.
Mắc các hội chứng di truyền: Phổ biến nhất là bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP) và hội chứng Lynch.
Những nguyên nhân chính
Theo Zing News, gần đây, các cuộc nghiên cứu tập trung vào nguy cơ sức khỏe khi ăn thực phẩm siêu chế biến như xúc xích, khoai tây chiên và bánh pizza đông lạnh. Hầu hết thực phẩm chúng ta ăn đều được chế biến ở mức độ nhất định, nhưng thực phẩm siêu chế biến được làm từ nhiều thành phần nhân tạo hơn thực phẩm toàn phần.
Vào tháng 8, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Anh cho thấy đàn ông Mỹ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn 29% so với người ăn ít thực phẩm chế biến nhất.
Họ đã sắp xếp đàn ông tham gia thành 5 nhóm theo chế độ ăn uống của họ và sau đó so sánh nhóm tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến nhiều nhất với nhóm có lượng tiêu thụ thấp nhất.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trước đây liên kết các loại thịt siêu chế biến như thịt nguội và thịt bò khô với tỷ lệ mắc ung thư ruột cao hơn ở nam giới. Người ta còn thấy nhiều người bệnh ung thư đại trực tràng có thói quen hút thuốc lá và sử dụng nhiều đồ uống có cồn.
Làm gì để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng?
Theo Báo Sức khỏe và đời sống, rất nhiều người quan tâm đến làm thế nào để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Cũng tương tự như các bệnh ung thư khác, ung thư đại trực tràng sẽ có các yếu tố nguy cơ.
Theo các nhà chuyên môn, có một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như: hút thuốc, chế độ ăn… nhưng cũng có các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như: tuổi, tiền sử gia đình…
- Cần kiểm soát cân nặng. Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, kiểm soát lượng mỡ bụng, mỡ bụng là yếu tố có liên quan làm gia tăng nguy cơ ung thư ruột kết, bất kể bạn có cân nặng bao nhiêu.
- Cần hoạt động thể chất vừa phải một cách thường xuyên, từ việc lau nhà đến chạy bộ.
- Cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Cứ mỗi 10g chất xơ (khoảng một cốc đậu) trong chế độ ăn hàng ngày, sẽ làm giảm 10% nguy cơ ung thư ruột kết. Nên giảm ăn thịt đỏ và thịt đã qua chế biến như thịt xông khói và xúc xích. Cùng một lượng, nhưng thịt đã qua chế biến làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết gấp 2 lần so với thịt đỏ.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, không hút thuốc lá. Việc tránh uống rượu hoặc giới hạn việc uống rượu không quá 2 ly mỗi ngày đối với nam giới và 1 ly mỗi ngày đối với nữ giới. Và không hút thuốc lá sẽ giảm được nguy cơ không chỉ ung thư đại trực tràng mà còn nhiều bệnh khác.