Những biện pháp được bác sĩ Brett Osborn (Mỹ) chia sẻ có thể giúp kéo dài tuổi thọ cũng như đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh hơn.
- Theo dõi 8.500 người phát hiện: Không phải chạy bộ, đây mới thực sự là bộ môn nâng cao tuổi thọ
- Sau 50 tuổi, người không có 3 “mầm bệnh” này trên da thì xin chúc mừng, sức đề kháng tốt, sống thọ hơn
Bác sĩ Brett Osborn (Mỹ), hiện đang là bác sĩ giải phẫu thần kinh tại Florida, đồng thời cũng là người sáng lập cơ sở chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa và chống lão hóa Senolytix, cho biết ông đã dành nhiều mỗi ngày làm việc với nhiều bệnh nhân, từ đó rút được ra những thói quen chăm sóc sức khoẻ và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Bác sĩ Osborn đã tổng kết và chia sẻ 5 thói quen nên áp dụng có thể giúp mọi người sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.
1. Thường xuyên theo dõi bất thường trong cơ thể
Mặc dù việc tham khảo ý kiến của các bác sĩ cũng như những người có chuyên môn nhưng bác sĩ Osborn cho rằng mọi người nên lắng nghe cơ thể và từ đó xác định sớm các vấn đề sức khoẻ. Mọi người cần chủ động hơn trong việc phát hiện rủi ro cho bản thân từ việc thường xuyên đo các chỉ số trong cơ thể như huyết áp, cân nặng... cũng như lưu ý đến những thay đổi nhỏ bất thường thay vì phụ thuộc quá nhiều vào bác sĩ.
Lấy huyết áp cao làm ví dụ. Bác sĩ Osborn khuyến nghị mọi người nên tự theo dõi huyết áp tại nhà để phát hiện dấu hiệu ban đầu của những vấn đề sức khoẻ nguy hiểm. Ông nói: “Việc chờ đợi đợt kiểm tra sức khoẻ hằng năm mới biết điều gì đang diễn ra trong cơ thể là sai lầm nghiêm trọng. Sẽ có rất nhiều nguy hiểm có thể xảy ra giữa hai lần gặp bác sĩ và việc thiếu chú ý đến sức khoẻ hoặc trì hoãn điều trị những bất thường xảy ra có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng."
2. Xét nghiệm máu một cách nghiêm túc
Bác sĩ Osborn cho biết nên thực hiện xét nghiệm máu một cách nghiêm túc để có thể làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Ông khuyến nghị thực hiện 6 xét nghiệm máu để ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng. Bao gồm:
Xét nghiệm lipid máu
Xét nghiệm này cung cấp thông tin về lượng cholesterol tốt và xấu trong cơ thể.
Xét nghiệm này cho biết thông tin về cholesterol, lipid và lipoprotein này đo tất cả các thành phần của hồ sơ lipid tiêu chuẩn và nghiên cứu sâu hơn, phân chia cholesterol thành các loại phụ. Đặc biệt với những người huyết áp cao, tiểu đường hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc đột quỵ nên cân nhắc xét nghiệm VAP thay vì xét nghiệm lipid tiêu chuẩn.
Xét nghiệm protein phản ứng C (CRP)
Bệnh nhân béo phì và hội chứng chuyển hóa có nồng độ CRP tăng cao, đây là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch vành, tăng huyết áp, tiểu đường tuýp 2 và rối loạn lipid máu do xơ vữa.
Sự gia tăng homocysteine có liên quan đến nhiều bệnh khác nhau, bao gồm đau tim, đột quỵ, bệnh Alzheimer và loãng xương
Xét nghiệm HbA1c
Xét nghiệm này đo lường mức độ đường trong máu được kiểm soát tốt như thế nào trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Vitamin D3
Theo bác sĩ Osborn, có bằng chứng cho thấy thiếu hụt Vitamin D3 có liên quan đến đột quỵ, kháng insulin, chứng mất trí nhớ Alzheimer, bệnh động mạch vành và ung thư. Việc kiểm tra và can thiệp sớm sẽ giảm thiểu khả năng mắc nhiều bệnh khác nhau.
3. Sử dụng thêm chất bổ sung
Bác sĩ Osborn nói rằng, mặc dù các chất bổ sung không thể thay thế hoàn toàn cho dưỡng chất cung cấp từ thực phẩm mỗi ngày nhưng chúng vẫn có tác dụng bổ sung hỗ trợ chế độ ăn uống được đảm bảo và phát triển thể chất một cách toàn diện.
Ông cho biết, các chất bổ sung có thể tối ưu hoá sức khoẻ để phát huy toàn bộ khả năng của bạn trong công việc cũng như giữ tinh thần năng lượng trong cuộc sống thường ngày. Cùng với đó, vẫn nên duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên. Osborn khuyến nghị những chất bổ nên sung hàng đầu bao gồm:
- Axit béo omega-3
- Resveratrol
- Chiết xuất trà xanh
- Vitamin D3
- Tinh bột nghệ
- Vitamin C
- Vitamin E
- Magie
- Probiotic
Mặc dù vậy, khi sử dụng các loại chất bổ sung vẫn cần sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, hạn chế việc lạm dụng quá mức gây hại cho sức khoẻ.
4. Vận động cho trí não
Bác sĩ Osborn cho biết tập thể dục và tư duy phản biện đều tạo nên các đường dẫn thần kinh trong não, mang lại những lợi ích lâu dài cho não bộ. Ông giải thích rằng, các hoạt động thể chất giúp hình thành các hoạt động thể chất giúp hình thành điểm nối giữa các sợi thần kinh, giúp giảm viêm, đảo ngược tình trạng mất trí nhớ không gian liên quan đến tuổi tác và tăng cường khả năng học tập. Đồng thời cũng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh như Parkinson và Alzheimer.
Ông nói thêm: "Nhiều bằng chứng cho thấy lưu lượng máu lên não tăng trong khi tập thể dục sẽ thúc đẩy quá trình hình thành các tế bào thần kinh mới trong não, nâng cao khả năng học tập và trí nhớ." Ngoài ra, bác sĩ cũng tiết lộ rằng việc học một kỹ năng mới cũng có thể gia tăng tốc độ cho bộ não.
5. Quan tâm đến chỉ số đường huyết thực phẩm
Quan tâm đến chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) là một cách để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn và có một chế độ ăn uống hợp lý. Osborn tiết lộ rằng, chỉ số đường huyết thực phẩm có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và insulin.
Sau khi ăn thực phẩm có chỉ số GI thấp, lượng glucose chỉ tăng nhẹ, nghĩa là lượng insulin được sản xuất ít hơn. Đồ càng ngọt thì chỉ số GI càng cao. Việc kiểm soát chỉ số đường huyết thực phẩm chặt chẽ sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhiều chỉ số liên quan trong cơ thể. Chẳng hạn như ăn thực phẩm có GI thấp sẽ giúp tăng cơ giảm mỡ, cũng như tăng khả năng vận động trong ngày.
Đặc biệt với những người cao huyết áp cần tránh những thực phẩm có chỉ số GI cao để tránh tổn hại đến sức khoẻ.
Nguồn: Express