Khi đến bệnh viện khám, bác sĩ hốt hoảng vì lời xác nhận của người phụ nữ, ông giật mình vì mọi thứ 'đều rơi ra ngoài'.
- Thái Nguyên: Người đàn ông sặc miếng chả lá lốt suýt mất mạng
- Chịu đựng và cố gắng 'chiều chồng', người phụ nữ không ngờ gặp căn bệnh đáng sợ suốt 10 năm
Sa tử cung là gì?
Theo Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, sa tử cung (sa dạ con, sa sinh dục) là tình trạng các cơ và dây chằng của sàn chậu bị kéo căng và suy yếu (sa tạng chậu). Sự suy yếu của các cấu trúc hỗ trợ cho phép tử cung di chuyển ra khỏi vị trí bình thường và tụt vào trong âm đạo. Tình trạng này có thể rút ngắn chiều dài của âm đạo, hoặc thậm chí sa xuống đủ xa để nhô ra ngoài qua cửa âm đạo.
Tình trạng sa tử cung khi mang thai và sau sinh có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nâng đỡ của tử cung bị yếu như thế nào. Trong trường hợp sa sinh dục một phần, tử cung có thể đã trượt và lọt vào ống sinh âm đạo, điều này tạo ra một cục u hoặc khối phồng lên. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, tử cung có thể trượt xa đến mức có thể sờ thấy bên ngoài âm đạo. Đây được gọi là sa hoàn toàn.
Người phụ nữ bị sa tử cung suốt 30 năm
Theo Báo Người Đưa Tin dịch từ ETtoday, nữ bệnh nhân bị sa tử cung rất nghiêm trọng suốt nhiều năm nhưng không đi khám và thậm chí vẫn có thể sinh hoạt tình dục khiến bác sĩ ngỡ ngàng.
Khi bà cụ tới khám và nằm trên bàn khám nội trong tư thế dạng hai chân ra, bác sĩ kinh hãi đến mức hét lên: "Toàn bộ mọi thứ đều rơi ra ngoài!" Hóa ra, cả tử cung và bàng quang của nữ bệnh nhân đã bị sa trễ nghiêm trọng, rơi ra khỏi cơ thể trông giống như một khối u khổng lồ. Trước đó, do con dâu phát hiện mẹ chồng thường "đi như vịt" với 2 chân dang rộng trong suốt vài tháng. Khi giặt quần áo còn thấy nhiều lần dính máu nên đã rất lo lắng và ra sức thuyết phục mẹ đi khám.
Sau đó, nữ bệnh nhân cũng tiết lộ rằng bà đã có cảm giác phần dưới cơ thể trễ xuống suốt 30 năm nhưng nghĩ không sao nên không đi khám. Ngày nay rất hiếm khi xảy ra nhưng phụ nữ ở thế hệ trước sau khi sinh con đã phải ra đồng làm việc vất vả, không giữ gìn được cơ thể nên dễ gây sa trễ tử cung.
Bác sĩ cũng cho biết với trường hợp của nữ bệnh nhân do đã sa trễ nặng tới mức rơi cả ra ngoài nên dù có đẩy vào thì khi bệnh nhân đứng dậy, nội tạng bên trong vẫn sa xuống. Hơn nữa không chỉ tử cung mà cả bàng quang cũng bị kéo ra ngoài, khiến bà không chỉ đi tiểu thường xuyên mà còn gây viêm nhiễm phía dưới liên tục do bị dính nước tiểu.
Phòng và điều trị sa tử cung
Cũng theo Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Tuyết Mai - Bác sĩ Sản Phụ Khoa - Khoa sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, đối với những bệnh nhân sa tử cung ở mức độ nhẹ, những dấu hiệu bệnh không gây quá nhiều ảnh hướng đến sinh hoạt thì điều trị không phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất, thích hợp với những người bệnh lớn tuổi hoặc sức khỏe kém không thể phẫu thuật. Cách chữa sa tử cung tại nhà đơn giản chỉ từ việc chú ý các thói quen sinh hoạt và đi kèm các bài tập cơ sàn chậu. Một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày cho bệnh nhân như sau:
- Bệnh nhân cần chú trọng nghỉ ngơi, không hoạt động quá sức và luôn giữ tinh thần thoải mái. Đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống, không ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân béo phì. Cần tăng cường chất xơ để chống táo bón;Thực hiện các bài tập sa tử cung giúp nâng tử cung, trong đó phổ biến nhất là bài tập Kegel giúp tăng độ dẻo dai, khiến cơ quan sinh dục khỏe mạnh hơn và phòng ngừa bệnh rất tốt;
- Ngưng hút thuốc lá là việc làm cần thiết vì việc khắc phục các vấn đề như bệnh phổi với ho có thể làm chậm sự tiến triển của sa tử cung;
- Tránh nâng vật nặng và căng thẳng, để giảm áp lực bụng vào vùng cấu trúc chậu;
- Sử dụng dụng cụ giữ tử cung bên trong âm đạo, được thiết kế để giữ tử cung tại chỗ, tuy nhiên có một số trở ngại đối với các thiết bị này. Để ngăn ngừa điều này, những thai phụ sau khi sinh cần thực hiện những lưu ý sau đây:
- Đảm bảo chế độ nghỉ ngơi sau sinh;
- Tuyệt đối không xuống giường vận động mạnh hoặc làm lao động quá sức ngay trong những ngày đầu khi sau sinh, phải đảm bảo việc giữ gìn sức khỏe sau sinh;
- Sau khi đã phục hồi sức khỏe, sản phụ không nên nằm trên giường quá nhiều mà nên thực hiện vận động nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng táo bón sau sinh;
- Nếu sản phụ gặp khó khăn khi đi đại tiện, lưu ý không nên dùng sức để rặn mà nên thay đổi chế độ ăn với nhiều chất xơ, uống nhiều nước hoặc ăn các món ăn giúp hỗ trợ nhuận tràng;
- Chú ý giữ ấm cho sản phụ sau sinh, đề phòng cảm ho trong tháng đầu sau sinh.