Thịt vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, lại ngon miệng và tốt cho sức khỏe nên xuất hiện nhiều trên mâm cơm của các gia đình Việt.
- Tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn vịt? Ý nghĩa của tục ăn thịt vịt và ngày Tết Đoan Ngọ
- Thịt vịt được ví như ‘thuốc bổ’ thượng hạng, nhưng nhóm người sau đây tuyệt đối đừng ‘đụng đũa’
Thịt vịt là món ngon dân dã của người Việt. Loại thực phẩm này có nhiều cách chế biến nhưng dù đem luộc, nướng hay nấu lẩu đều mang lại những vị ngon tuyệt vời không thể lẫn với bất cứ món nào. Không những thế, nó còn có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe rất tốt nên còn được coi là loại "thuốc bổ thượng hạng".
Thịt vịt chứa protein, lipit, Ca, P, Fe và các vitamin (B1, B2, A, D, E)... rất cao. Theo y học cổ truyền, thịt vịt có vị ngọt, tính hàn. Tác dụng của thịt vịt là bổ huyết, thanh nhiệt dưỡng âm, lợi thấp nhiệt, giải độc, hòa ngũ tạng... Trị suy nhược nóng trong, đại tiểu tiện kém, mồ hôi trộm, di tinh, miệng khô, khát, ít kinh nguyệt.
Công dụng của thịt vịt đối với sức khỏe
Duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần: Thịt vịt chứa nhiều khoáng chất cần thiết như đồng giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần luôn ổn định. Ngoài ra, thịt vịt cũng rất tốt trong việc giảm hàm lượng cholesterol có hại và nâng cao hàm lượng cholesterol có lợi trong cơ thể.
Tăng trọng lượng cơ thể một cách tự nhiên: Hàm lượng axit béo cao có trong thịt vịt có tác dụng làm tăng cân một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nên tiêu thụ thịt vịt một cách hợp lý để hình thành trọng lượng cơ thể lý tưởng, bởi hàm lượng chất béo và chất đạm trong vịt gấp đôi thịt gà bình thường.
Giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường: Hàm lượng chất niacin (vitamin B3) có trong thịt vịt cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Chất niacin sẽ giúp đường tiêu hóa hấp thụ carbohydrate, protein và chất béo dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc tiêu thụ thịt vịt cũng đặc biệt tốt cho việc khắc phục bệnh tiểu đường.
Những thực phẩm không nên ăn cùng thịt vịt
Các loại quả có tính nóng: Trong thịt vịt có tính hàn, giúp bạn giải nhiệt còn các loại quả có tính nóng như: Quả mận, xoài, mít, chôm chôm,.. Thì ngược lại, vì vậy không nên sử dụng 2 loại thực phẩm này cùng một lúc, sẽ gây ra triệu chứng chướng bụng, khó tiêu.
Trứng gà: Trứng gà có tính hàn và thịt vịt cũng vậy. Cho nên khi ăn trứng gà và thịt vịt chung với nhau sẽ làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng hô hấp.
Thịt ba ba: Trong thịt vịt và ba ba có chứa các chất kỵ nhau. Mặc dù thịt vịt và thịt ba ba đều là những loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, thế nhưng nếu bạn ăn cùng hai loại này với nhau sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể, gây ra các bệnh phù nề và tiêu chảy.
Các loại tỏi: Ngày nay khi chế biến món ăn, hầu như mọi gia đình đều cho tỏi để gia tăng độ thơm ngon, hấp dẫn cho món ăn. Thế nhưng đối với các món thịt vịt thì lại khác, tỏi có tính nóng, trong khi thịt vịt có tính hàn, điều này sẽ làm rối loạn hệ tiêu hoá của bạn, gây ra các hiện tượng chướng hơi, sình bụng.